Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 02/08/2011 - 05:02
(Thanh tra)- Tờ trình số 41 về việc hỗ trợ người lao động (NLĐ) và doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động (XKLĐ) phải đưa lao động làm việc tại Lybia về nước trước hạn do khủng hoảng chính trị được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) Nguyễn Thị Kim Ngân ký trình Thủ tướng Chính phủ ngày 19/7/2011, đem đến niềm vui cho NLĐ. Xung quanh vấn đề này, PV Báo Thanh tra có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (QLLĐNN).
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước
*Tổng kinh phí hỗ trợ NLĐ và DN dự kiến khoảng 50 tỷ đồng.
Ông Quỳnh cho biết, biến động chính trị ở Libya đối với cả NLĐ, Nhà nước và DN là một rủi ro khách quan, nằm ngoài dự kiến nên các bên đều bị thiệt hại. Trước đó, chúng ta cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ NLĐ như: Hỗ trợ 1 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; các địa phương có lao động về nước cũng đều có chính sách hỗ trợ từ 1 - 3 triệu đồng/lao động; Bộ LĐ-TB&XH kêu gọi, vận động các DN nhận NLĐ phải về nước vào làm việc...
+ Xin ông cho biết, những đối tượng nào sẽ được hỗ trợ theo Tờ trình số 41?
- Trước tiên, đối với những lao động có thời gian làm việc ở Lybia dưới 6 tháng sẽ được nhận hỗ trợ để giảm bớt thiệt hại, trong đó, những người có thời gian làm việc càng ngắn thì càng được hỗ trợ nhiều hơn. Kinh phí hỗ trợ sẽ lấy từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước và nguồn tài trợ từ một số tổ chức, DN khác. Riêng lao động ở các huyện nghèo đi XKLĐ theo Quyết định 71 của Thủ tướng Chính phủ sẽ được nhận sự hỗ trợ gấp 1,5 lần so với những lao động không thuộc các huyện nghèo.
Còn đối với DN, những chi phí mà họ đã bỏ ra để đưa NLĐ từ Lybia về nước cũng sẽ được Nhà nước hỗ trợ. Riêng chi phí vận chuyển NLĐ từ sân bay đến địa phương mà các DN đã bỏ ra thì Bộ cũng đã trình Chính phủ mức hỗ trợ là 300.000 đồng/lao động.
Về phí môi giới, khi đi làm việc ở nước ngoài, NLĐ phải trả phí môi giới thông qua DN đưa đi. Theo quy định, NLĐ làm việc dưới 1 năm thì phải trả lại 50% phí môi giới. Nhưng hiện nay, do tình hình chiến tranh, rất khó đòi lại được phí môi giới cho NLĐ. Vì thế, những trường hợp phía đối tác nước ngoài không trả phí môi giới thì Nhà nước sẽ hỗ trợ một phần.
+ Còn những lao động làm việc trên 6 tháng phải trở về nước thì sao, thưa ông?
- Theo tính toán, NLĐ làm việc ở Lybia khoảng 4 tháng trở lên thì thu nhập đã có khả năng bù chi phí rồi. Họ sẽ thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật. Còn trên thực tế, những lao động làm việc trên 6 tháng cũng đã được hỗ trợ: 1 triệu đồng từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước ngay khi về Việt Nam và từ 1 - 3 triệu đồng từ các địa phương. Như vậy, mỗi lao động đã được hỗ trợ từ 2 - 4 triệu đồng. Chưa kể, số tiền rất lớn mà Nhà nước đã bỏ ra để đưa NLĐ từ Lybia về. Riêng những lao động làm việc dưới 1 năm thì vẫn được Nhà nước hỗ trợ một phần phí môi giới. Đến nay, hầu hết lao động làm việc trên 1 năm đã thanh lý xong hợp đồng, còn lao động từ 6 tháng trở lên cũng thanh lý được phần lớn.
+ Nhiều lao động vẫn đang nợ ngân hàng số tiền vay đi XKLĐ. Họ có được khoanh nợ, giãn nợ không?
- Điều này tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. Chẳng hạn, những đối tượng thuộc chính sách vay tiền của Ngân hàng Chính sách xã hội thì sẽ được khoanh nợ, giãn nợ căn cứ vào mức độ thiệt hại và khả năng trả nợ. Thậm chí, còn được cho vay mới để NLĐ đi làm việc ở các thị trường lao động ngoài nước khác. Còn lao động vay ở các ngân hàng thương mại thì sẽ theo chính sách của họ.
+ Hiện nay, rất nhiều lao động từ Lybia về nước lại muốn XKLĐ. Theo ông, đâu là những thị trường phù hợp với họ?
- Sau khi Bộ LĐ-TB&XH kêu gọi, vận động các DN nhận NLĐ phải về nước vào làm việc, nhiều DN đã hưởng ứng. Việc làm cho NLĐ trong nước hiện nay không thiếu, vấn đề là NLĐ có muốn đi làm hay không? Thực tế cho thấy, làm việc trong nước có mức thu nhập không cao, lại không phải đi xa nên NLĐ không mặn mà. Họ muốn ra nước ngoài làm việc, thậm chí rất nhiều lao động muốn trở lại Libya làm việc, bởi thu nhập khá, công việc cũng phù hợp. Hiện nay, các DN XKLĐ cũng ưu tiên tuyển số lao động từ Libya trở về đi làm việc ở nước ngoài. Chỉ cần có thị trường phù hợp và NLĐ có nguyện vọng sẽ được các DN ưu tiên tuyển dụng.
Lao động từ Lybia về chủ yếu làm trong ngành xây dựng. Hiện, thị trường Malaysia, Trung Đông đều có nhu cầu rất lớn, nhất là Malaysia. Vấn đề là NLĐ có sẵn sàng đi hay không? Bình quân thu nhập của các đơn hàng ở Malaysia hiện giờ khoảng 1.000 ringgit/tháng/lao động (khoảng 7,3 triệu đồng).
+ Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC