Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cơ hội cho người tiêu dùng được sử dụng rau an toàn

Thứ năm, 27/01/2011 - 22:49

(Thanh tra)- Có một thực tế là hiện nay, một số vùng sản xuất tập trung đã cho ra sản lượng rau an toàn (RAT) lớn như Văn Đức, Thụy Hương… Tuy nhiên, việc tiêu thụ còn gặp khó khăn, do mở cửa hàng tiêu thụ khó, giá thành thuê cao, trong khi lợi nhuận từ rau lại thấp.

Nông dân chở rau sạch đến sơ chế ở xã Văn Đức, huyện Gia Lâm

* Trung tâm phân tích kiểm định chất lượng rau quả Hà Nội sẽ đưa vào vận hành trong năm 2011.


Kết quả thực hiện Đề án RAT của TP Hà Nội trong năm 2010 cho thấy, nhiều phần việc quan trọng được hoàn thành như: Phê duyệt được 7 dự án (D.A); ban hành quy trình sản xuất RAT; đào tạo, chuyển giao công nghệ cho hàng nghìn nông dân và tổ chức được 72 đợt thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành trên 800 mẫu rau các loại... Nhiều chuyên gia cho rằng, sang năm 2011, Đề án cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản lý chất lượng và xây dựng, phát triển mạng lưới tiêu thụ RAT để ngày càng nhiều người tiêu dùng được tiếp cận và sử dụng mặt hàng này.

7 dự án RAT được phê duyệt


Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hà Nội cho biết, đến tháng 12/2010, toàn TP đã có 17 D.A xây dựng vùng sản xuất RAT tập trung trình các sở và UBND TP Hà Nội phê duyệt với tổng diện tích 2.097 ha. Trong đó, có 7 D.A được phê duyệt với tổng diện tích 359 ha gồm: Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì) 107 ha; Thụy Hương (Chương Mỹ) 80 ha; Thanh Đa (Phúc Thọ) 50 ha; Tây Đằng, Chu Minh (Ba Vì) 72 ha. Một số D.A đã triển khai thi công hạng mục hạ tầng: Đường giao thông, trạm bơm, ống dẫn nước tưới, điện… như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thụy Hương, Thanh Xuân. Trong khi đó, các D.A khác đang ở giai đoạn lập D.A khả thi trình duyệt chủ trương đầu tư. Khẩn trương hơn, một số D.A ở Thụy Hương, Văn Đức (Gia Lâm) đã có các doanh nghiệp: Cty Tôn Kin, Cty Hương Cảnh liên kết sản xuất và tiêu thụ RAT và bước đầu đem lại hiệu quả.


Chi Cục BVTV Hà Nội cũng đã xây dựng 10 nhóm nông dân sản xuất RAT tự quản, 10 mô hình giảm thiểu rủi ro thuốc BVTV cộng đồng; triển khai hàng chục điểm thử nghiệm, chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất…


Để quản lý chất lượng RAT, ngoài hàng loạt những văn bản quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng này, đến nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cấp 51 giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất RAT với tổng diện tích 321 ha và 18 cơ sở đủ điều kiện sơ chế RAT. Kèm theo đó, 60 lượt kiểm tra chuyên ngành và 12 đợt thanh tra liên ngành các cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh RAT cũng đã được thực hiện. Qua đó, lấy 800 mẫu rau các loại ở cả các khâu: Sản xuất, sơ chế và kinh doanh để phân tích chất lượng. Hiện, đã có 469 mẫu có kết quả, trong đó 32 mẫu có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng đã và đang được xử lý. Thêm vào đó, Trung tâm Phân tích kiểm định chất lượng rau quả Hà Nội đang được Chi cục BVTV đẩy nhanh tiến độ xây dựng và khả năng sẽ vận hành thử trong năm nay để phục vụ công tác quản lý chất lượng RAT.

Cần thiết lập hệ thống phân phối RAT

Chi cục BVTV Hà Nội đã tham mưu để Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành “Quy trình kỹ thuật sản xuất RAT” cho 30 loại rau chính để hướng dẫn nông dân thực hiện. Cùng với đó, tăng cường đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về RAT cho nông dân với 3 khóa đào tạo giảng viên IPM-RAT; mở 110 lớp huấn luyện IPM-GAP cho 3.300 nông dân, 40 lớp đào tạo ngắn hạn RAT theo VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam) và 8 lớp đào tạo kiến thức, kỹ năng về RAT cho nông dân nòng cốt để nhân rộng.

Có một thực tế là hiện nay, một số vùng sản xuất tập trung đã cho ra sản lượng RAT lớn như Văn Đức, Thụy Hương… Tuy nhiên, việc tiêu thụ còn gặp khó khăn, do mở cửa hàng tiêu thụ khó, giá thành thuê cao, trong khi lợi nhuận từ rau lại thấp. Nhiều siêu thị có quầy hàng RAT, nhưng sản lượng tiêu thụ cũng thấp, lợi nhuận ít, nên không quan tâm nhiều lắm đến lĩnh vực này.


UBND TP Hà Nội đã ban hành Văn bản số 8940 giao Sở Công thương, các sở, ngành, quận, huyện bố trí các quầy tiếp nhận và kinh doanh sản phẩm RAT để phục vụ nhân dân trên địa bàn. Theo đó, quận Hà Đông có kế hoạch mở 3 điểm bán RAT, quận Long Biên 6 điểm, huyện Thanh Trì 4 điểm, huyện Thường Tín 2 điểm và Thạch Thất mở 2 điểm…


Thêm vào đó, một số doanh nghiệp như Cty Cổ phần Sản phẩm Xanh Việt Nam (Vietxanh) đã chính thức phân phối RAT từ tháng 10/2010 và đang thiết lập hệ thống phân phối RAT hiện đại trên địa bàn Thủ đô với quy mô một trung tâm điều hành kiêm giới thiệu sản phẩm, 1 tổng kho lạnh, 2 trung tâm sơ chế vùng, 1.000 nhà hàng/ khách sạn/ bếp ăn tập thể sử dụng RAT; 300 điểm bán hàng tại khu dân cư. Hiện, Cty này đang phối hợp chặt chẽ với Chi cục BVTV Hà Nội và các hợp tác xã sản xuất RAT trọng điểm để thực hiện chiến lược nói trên. “Cùng với việc có thêm các doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới tiêu thụ RAT thì chúng tôi cũng đang đề xuất TP có hướng quy định một mẫu lô gô hoặc biển hiệu cấp riêng cho những cửa hàng, siêu thị bán RAT bảo đảm chất lượng. Có như vậy, người tiêu dùng mới được tiếp cận và sử dụng RAT”, lãnh đạo Chi cục BVTV khẳng định.

 Hữu Oanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

Bài 1: Xót xa “đất vàng” bỏ hoang

(Thanh tra) - Nhiều khu “đất vàng” tại các vị trí đắc địa của thành phố Hà Nội được giao cho các đại gia bất động sản phát triển dự án, nhưng sau nhiều năm vẫn bị bỏ hoang hoặc xây dựng dở dang, chậm tiến độ… khiến người dân không khỏi xót xa cho nguồn lực khổng lồ bị phung phí.

Đông Hà + Thanh Hoa

09:00 12/12/2024
VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

VPBank dẫn đầu xu hướng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản tại Việt Nam

(Thanh tra) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa mới tiên phong triển khai tính năng thanh toán “một chạm” bằng tài khoản (Pay by Account). Đây là tính năng được phát triển bởi VPBank và Tổ chức phát hành Mastercard, đón đầu xu hướng thanh toán “một chạm” mới nhất đang được triển khai rộng rãi tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới như Mỹ, Úc, Anh…

TC

08:25 12/12/2024

Tin mới nhất