Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 29/08/2011 - 15:56
(Thanh tra) - Thị trường chứng khoán (TTCK) tháng 8 tiếp diễn cảnh èo uột, ế ẩm. Thanh khoản cho dù đã cải thiện đáng kể ở một số phiên nhưng nhìn chung vẫn khá yếu, và nhà đầu tư (NĐT) vì thế tiếp tục “ngóng” tin hỗ trợ từ vĩ mô.
Cơ hội nhen nhóm cho các nhà đầu tư chứng khoán. Ảnh Hồ Doãn
Kỳ vọng từ chính sách
Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 8/2011 vừa được Công ty CP Chứng khoán SME (SMES) công bố hồi đầu tháng, các chuyên gia của SMES cho dù nhận định là Chính phủ sẽ tiếp tục vất vả với những yếu tố như CPI, tỷ giá, lãi suất và sẽ chưa thể giải quyết ngay được những yếu tố này, nhưng đã đưa ra một nhận định đáng chú ý. Đó là việc nhân sự mới sẽ hình thành chính sách điều hành tiền tệ mới, bởi theo lẽ thông thường khi có lãnh đạo mới thì sẽ có những điều chỉnh trong việc sử dụng các chính sách kinh tế mới.
Với vị trí Thủ tướng không thay đổi và sự thay đổi của vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các chuyên gia của SMES cho rằng, trong tháng 8, nhiều khả năng sẽ có những điều chỉnh nhất định đối với chính sách tiền tệ hiện tại. Dựa trên những gì đang quan sát thấy, chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa vẫn tiếp tục được duy trì.
Tuy nhiên, việc tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình sau khi nhậm chức đã khẳng định “…Tháng 9, lãi suất có thể giảm về từ 17-19%, và ngay trong tháng 8 sẽ có một loạt các biện pháp kinh tế chứ không còn là các biện pháp hành chính đơn thuần như trước đây…”, khiến giới đầu tư như mở cờ trong bụng. Tất cả dường như đều kỳ vọng về những yếu tố tích cực hơn sắp sửa tới.
Trên thực tế, thống kê mối liên quan giữa các sự kiện lớn và diễn biến của TTCK cũng là một công cụ thường xuyên được các NĐT sử dụng để dự báo diễn biến của thị trường. Ở Việt Nam, do thời gian hoạt động của thị trường quá ngắn nên việc đưa ra dự báo theo xu hướng này chưa đủ mẫu để mang tính đại diện. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, hai lần bầu chọn các vị trí lãnh đạo vào năm 2002 và 2007 thì có một lần chứng khoán tăng giá sau đó, và một lần chứng khoán giảm giá sau đó. “Như vậy, tỷ lệ đặt cược cho sự kiện này là 5/5”, SMES đưa ra dự đoán.
Còn theo ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, hiện Chính phủ đang trong giai đoạn thu thập ý kiến cho các chính sách hỗ trợ thị trường bất động sản và chứng khoán. Dù chưa thể công bố chi tiết cụ thể Chính phủ sẽ dùng những giải pháp gì để cứu chứng khoán, nhưng ông Nghĩa cho biết, sẽ có bốn chùm chính sách cơ bản. Ngoài ra, còn có hai chùm chính sách khác liên quan đến phương thức thanh toán cho NĐT chứng khoán; đưa những mã chứng khoán có chất lượng cao hơn, thương quyền mạnh hơn lên sàn để thu hút NĐT ngoại.
Lạm phát đạt đỉnh?
Ở góc độ khác, mới đây CTCK Sacombank (SBS) đã đưa ra nhận định lạm phát, sẽ đạt đỉnh vào tháng 9/2011 và giảm dần sau đó. Lạm phát được xem là nguyên nhân chính khiến dòng tiền vào TTCK ngày càng eo hẹp. Như vậy, một khi lạm phát đạt đỉnh và đi xuống thì dòng tiền vào TTCK tất yếu sẽ mạnh dần và TTCK sẽ ổn định trở lại. Đỉnh lạm phát vì thế đã trở thành mối quan tâm lớn của nhiều người.
Trong một báo cáo về vĩ mô được công bố hôm 29/7, các chuyên gia của SBS cho rằng, chỉ số tiêu dùng tháng 7 tăng 1,17% so với tháng trước đã phá vỡ xu hướng giảm trong hai tháng trước đó. Nguyên nhân tăng chủ yếu do bị ảnh hưởng bởi nhóm lương thực và thực phẩm. Nếu chia nhỏ nhóm này theo từng khu vực dân cư, ảnh hưởng lớn nhất là từ khu vực phía Bắc khi trong vòng hai tháng vừa qua, lạm phát hầu như đã vượt rào các chỉ số lương thực, khiến CPI tháng 7 tăng mạnh.
Theo SBS, nhiều nguồn tin cho rằng, giá lương thực Trung Quốc đang tăng mạnh đã ảnh hưởng đến Việt Nam, cụ thể là khu vực miền Bắc. Mặc dù, khó để có thể tính được con số đánh giá chính xác về việc giá cả tăng cao tại Trung Quốc ảnh hưởng tới khu vực phía Bắc, nhưng các chuyên gia của SBS cho rằng, đã có sự ảnh hưởng không nhỏ về địa lý kinh tế, giao thương vùng ven giữa hai nước, cũng như cấu trúc của thị trường nội địa.
Do vậy, dựa trên thực tế NHNN tiếp tục giữ vững tiêu chí và hướng đi đúng là thắt chặt tiền tệ; áp lực từ nhóm lương thực không quá lớn (có xu hướng giảm so với tháng 6 đối với khu vực phía Bắc), giữ ở mức trung bình 1,95% trong hai tháng qua so với 3,1% trong Quý II/2011; bên cạnh nhóm lương thực, các nhóm chiếm tỷ lệ lớn trong giỏ tính CPI đều đi ngang, hoặc đa phần có xu hướng giảm như vận tải, nhà ở và vật liệu xây dựng, hàng gia dụng… SBS lạc quan cho rằng, lạm phát sẽ chạm đỉnh trong tháng 9 với tỷ lệ khoảng 23%, sau đó giảm dần trong Quý IV/2011.
Trước SBS, CTCK TP. Hồ Chí Minh và CTCK Vina cũng có những dự báo tương tự về đỉnh của CPI. Trong bối cảnh TTCK ế ẩm, buồn chán và chưa thể thoát khó trong ngắn hạn, những dự báo lạc quan trên đang được xem là yếu tố hiếm hoi cho NĐT nhen nhóm lại kỳ vọng.
Hồ Doãn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Kim Thành
18:27 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh