Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 11/11/2012 - 14:32
(Thanh tra) - Giao dịch trầm lắng, các chỉ số giá dao động trong biên độ hẹp với xu hướng giảm dần được dự báo sẽ tiếp diễn trong tháng 11/2012. Theo các chuyên gia chứng khoán, thị trường sẽ khó có thể khởi sắc một khi kinh tế vĩ mô vẫn đang trong giai đoạn khó khăn.
Tháng 10/2011, chỉ số VN Index giảm 4,15 điểm, tương đương mất 1,06% và HNX Index giảm 2,45 điểm, tức mất 4,42% so với mức đóng cửa cuối tháng 9/2012. Song song với tình trạng giằng co trong phiên và giảm điểm nhiều hơn vào cuối phiên diễn ra khá thường xuyên, thanh khoản bình quân trên cả hai sàn đều duy trì ở mức thấp do dòng tiền chủ yếu đứng ngoài quan sát. Cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình trên HOSE đạt khoảng 29,6 triệu đơn vị/phiên và trên HNX khoảng 25,6 triệu đơn vị/phiên. Mức độ giao dịch của nhà đầu tư (NĐT) ngoại cũng giảm đáng kể.
Tuy nhiên, mức mua ròng vẫn được họ duy trì trên HSX (tăng 3,49%, đạt 148,9 tỷ đồng) và giảm trên HNX (giảm 33,4%, đạt 86,1 tỷ đồng). Các mã được khối ngoại quan tâm mua ròng nhiều nhất trong tháng gồm MSN (40,2 tỷ đồng), DSN (33,3 tỷ đồng), GAS (28 tỷ đồng), KDC (23 tỷ đồng) và HAG (21 tỷ đồng). Ngược lại, các mã bị bán ròng nhiều nhất gồm có EIB (54,3 tỷ đồng), STB (49 tỷ đồng), PPC (33,5 tỷ đồng), VIC (25,1 tỷ đồng) và CSM (22,2 tỷ đồng).
Nhìn chung, bức tranh toàn cảnh kinh tế vĩ mô năm 2012 gần như đã được mở ra với dữ liệu kinh tế do Tổng cục Thống kê công bố vào tuần cuối tháng 10 gồm chỉ số sản xuất công nghiệp (tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước), chỉ số tồn kho (giảm nhẹ xuống 20,3% so với mức 20,4% đầu tháng 9), chỉ số tiêu thụ và doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng ở mức thấp so với cùng kỳ…
Bên cạnh đó, một thống kê không kém phần quan trọng là chỉ số PMI - thể hiện triển vọng hoạt động sản xuất vẫn đang trong tình trạng thu hẹp và chưa có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, bất chấp tình hình kinh tế tăng trưởng kém, các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, bán lẻ, nông nghiệp và công nghệ là những doanh nghiệp duy trì được tăng trưởng cả về doanh thu và lợi nhuận.
Theo thống kê của trang mạng Cafef, có khoảng 35 doanh nghiệp hoàn thành hoặc vượt kế hoạch lợi nhuận trong năm nay, điển hình như: CSM, HGM, PGD, PGS, VPK, SRC, PAN, HSG, BTP, DBC, CII… Thống kê diễn biến chỉ số các ngành trên thị trường chứng khoán (TTCK) cho thấy, một số ngành đi ngược xu hướng thị trường như ngành Dịch vụ tiêu dùng (tăng 3%), hàng tiêu dùng (tăng 5%) và nguyên nhân đến từ sự trợ giúp của các cổ phiếu tăng điểm như VCF, VNM, VHC và PNJ.
Theo Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), kinh tế vẫn đang trong giai đoạn khó khăn nên TTCK cũng sẽ khó có thể khởi sắc. Thực tế cho thấy, kết quả kinh doanh Quý III của nhiều doanh nghiệp niêm yết (DNNY) được công bố không khả quan nên đã không mang lại hiệu ứng tích cực đáng kể. Trong khi đó, hoạt động kinh tế chưa chuyển biến sau nhiều nỗ lực của nhà điều hành, và triển vọng kinh tế vĩ mô còn khá ảm đạm càng làm tăng sự thận trọng trong giới đầu tư.
Dự đoán thị trường sắp tới, VDSC cho rằng, thị trường sẽ tiếp tục lình xình với xu hướng giảm dần do các nguyên nhân sau. Thứ nhất, lạm phát dù đã được khống chế và khả năng giữ được ở mức một con số trong năm nay là hoàn toàn có thể nhưng không mang lại sự hỗ trợ đáng kể nào cho TTCK bởi sự thành công ở mục tiêu này không nằm ngoài dự liệu của nhà điều hành cũng như NĐT. Thứ hai, là dòng tiền sẽ tiếp tục thận trọng trước bức tranh ảm đạm của kinh tế vĩ mô. Ngoại trừ sự thành công trên phương diện lạm phát và tỷ giá, ở các phương diện khác, dữ liệu kinh tế chưa có bước đột phá đáng kể sau hàng loạt giải pháp được cơ quan điều hành thực thi. Hai vấn đề lớn nhất của nền kinh tế là nợ xấu của ngành Ngân hàng và hàng tồn kho của doanh nghiệp vẫn chưa có giải pháp xử lý khả thi. Ngoài ra, biến động của chỉ số HSBC - PMI cho thấy, điều kiện kinh doanh chưa ổn định, doanh nghiệp vẫn phải đối diện với nhiều thách thức trong thời gian tới. Nguyên nhân thứ ba khiến thị trường chưa thể khởi sắc là việc NĐT sẽ nhạy cảm hơn với tin đồn, đặc biệt là trong giai đoạn trống vắng thông tin như hiện nay.
Sau biến cố ngày 21/8 từ ACB, kiểu tin đồn tương tự đã xuất hiện trở lại trong những phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11. Tuy mức độ phản ứng không quyết liệt như lần trước nhưng hiện tượng bán tháo vẫn diễn ra, ảnh hưởng không tốt đến chỉ số giá. Theo một chuyên gia, để quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung đạt hiệu quả, sự mạnh tay của cơ quan chức năng trong việc xử lý các vi phạm là rất cần thiết, tuy nhiên trong ngắn hạn sẽ khiến NĐT phản ứng tiêu cực và khiến các chỉ số giá lùi sâu hơn kỳ vọng.
Huyền Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC