Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 10/06/2011 - 05:32
(Thanh tra)- Chỉ còn 18 tháng nữa, dự án (D.A) “Hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo chuẩn CMMI” sẽ kết thúc. Vụ Công nghệ Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, dự kiến giai đoạn II/2011 sẽ có thêm khoảng 14 DN. Như vậy, theo kế hoạch đến năm 2012, con số 90 DN đạt chuẩn CMMI sẽ rất khó thực hiện.
Phần mềm “Bé vui học toán” của Cty Phần mềm Lạc Việt đang được yêu thích (Ảnh minh họa)
D.A được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt triển khai trong vòng 3 năm từ 2010 - 2012, chia làm 2 giai đoạn (từ 1/2010 - 6/2011 và 6/2011 - 12/2012), hiện đang bước vào giai đoạn II, nhưng số DN tham gia và có kết quả tốt còn rất ít. Theo số liệu thống kê của Hiệp hội DN phần mềm Việt Nam (VINASA), trong số gần 1.000 DN phần mềm, mới chỉ có 16 DN tham gia ký hợp đồng triển khai CMMI ở giai đoạn I.
Chứng chỉ CMMI là giấy thông hành giúp DN phần mềm và nội dung số Việt Nam chuẩn hoá quy trình sản xuất, quản lý chất lượng, từ đó thêm cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Nhưng nhìn chung, các Cty phần mềm Việt Nam đa phần gặp khó khăn về nguồn nhân lực, kinh phí, thiếu D.A, thời hạn triển khai... nên khó có đề án đạt chuẩn CMMI.
Để đạt được chứng chỉ chất lượng quốc tế này, chi phí đầu tư không nhỏ, chẳng hạn như phí thuê tư vấn và đánh giá chứng chỉ CMMI cao. Ngoài ra, hiện vẫn chưa có một tổ chức nào thuần Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn và đánh giá về CMMI, vì vậy phải thuê nước ngoài với giá cao.
Khó khăn nhất của DN Việt Nam trong việc lấy chứng chỉ CMMI là vấn đề nhận thức. Thị trường phần mềm là bộ phận quan trọng, nhưng hiện nay chỉ chiếm khoảng 5% trong cơ cấu thị trường công nghệ thông tin ở Việt Nam. Thị trường phần mềm trong nước quá nhỏ bé, lại phải chịu cản trở bởi nạn ăn cắp, sao chép bản quyền. Theo ông Nguyễn Thanh Tuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), “phần lớn các DN vừa và nhỏ đều tư duy CMMI là sân chơi của các DN lớn. Còn, một số DN lại chỉ xem CMMI như một chứng chỉ để… đánh bóng thương hiệu, chứ không áp dụng vào thực tế công việc sản xuất. Nếu làm như vậy sẽ có hại cho DN, tốn kém tiền bạc, công sức bỏ ra”. Tuy nhiên, với việc ECCI quy định sau 3 năm sẽ đánh giá lại việc thực hiện chứng chỉ CMMI tại các DN như hiện nay nhằm loại bỏ những DN làm ăn chụp giật, sẽ không còn tình trạng này ở Việt Nam.
Trong khi nhiều quốc gia có ngành công nghiệp phần mềm và nội dung số phát triển đang xem việc áp dụng tiêu chuẩn CMMI là điều kiện cần thiết để chuyên nghiệp hóa các quy trình sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh thì tại Việt Nam, số lượng DN áp dụng tiêu chuẩn này còn rất ít. Các chuyên gia cho biết, hoạt động sản xuất phần mềm ở nước ta chủ yếu được tổ chức ở các nhóm nhỏ, chưa có kinh nghiệm triển khai những D.A quy mô lớn. Trong khi đó, nhu cầu ngày càng lớn về phần mềm trọn gói thì các tổ chức trong nước lại chưa đáp ứng được. Theo ông Phạm Anh Chiến, Tổng Giám đốc Cty Phát triển phần mềm FPT (FIS), “phần mềm là sản phẩm được nâng cấp liên tục, khó có cơ chế bảo vệ hữu hiệu trong môi trường pháp lý hiện nay, bởi các chế tài vi phạm rất yếu. Vì lẽ đó, nhiều DN lớn ngại đầu tư. Phần lớn DN phần mềm Việt Nam có quy mô nhỏ, khả năng tài chính yếu, không đưa ra được chiến lược thị trường dài hạn, lại thiếu kỹ năng kinh doanh chuyên nghiệp và chịu nhiều áp lực về sự thay đổi công nghệ. Còn, một vài DN có quy mô lớn, có khả năng về kỹ thuật và tài chính lại thiếu trầm trọng đội ngũ có nghiệp vụ chuyên sâu”. Để khắc phục điểm yếu này, không có cách gì khác là xây dựng quy trình chất lượng quốc tế như CMMI.
Vì thế, hỗ trợ các DN áp dụng chuẩn CMMI không chỉ góp phần chuẩn hóa quy trình sản xuất, quản lý chất lượng mà còn góp phần nâng cao năng lực hoạt động và sức cạnh tranh cho các DN. Chứng chỉ CMMI đem lại cái lợi về nhiều mặt, không chỉ là vấn đề chất lượng, mặc dù đó là một trong những mục tiêu quan trọng, vì chỉ khi được cấp chứng chỉ CMMI, sản phẩm của DN mới đủ tiêu chuẩn để tham gia thị trường cung ứng phần mềm ra thế giới, được các nước phương Tây đặt hàng, ký hợp đồng sản xuất. Việc sở hữu một chứng chỉ được quốc tế công nhận như CMMI sẽ giúp cho DN có được giấy thông hành bước vào thị trường phần mềm thế giới, từ đó nâng cao cơ hội kinh doanh và tiếp nhận đầu tư quốc tế.
Mai Châu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Kim Thành
18:27 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Thái Hải
Thu Huyền
Trọng Tài
Thu Huyền
Cảnh Nhật
Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh