Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/05/2011 - 14:49
Qua 4 tháng đầu năm, một thực tế cần hết sức quan tâm là việc chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, thực sự là một thách thức đối với mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2011. Như vậy, ưu tiên kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 11 càng cần phải được thực hiện quyết liệt hơn nữa.
Ảnh minh họa
Những áp lực đối với lạm phát
Thực tiễn ở trong nước đã cho thấy, lạm phát sau 4 tháng đầu năm đã ở mức cao so với mục tiêu đặt ra. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 4 tăng 3,32 % là mức tăng đột biến, cao nhất trong vòng 3 năm qua. Dự báo của các chuyên gia kinh tế thì chỉ số CPI còn tăng và sẽ chỉ giảm từ quý 3/2011.
Với mục tiêu kiềm chế lạm phát đặt ra cho năm 2011 thì trong những tháng còn lại của năm phải rất quyết liệt mới thực hiện được, đồng thời cũng cần tránh lặp lại hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát đầu năm 2008 , tuy việc kiềm chế lạm phát đã thành công vào cuối năm(lạm phát tháng 9 chỉ còn 0,18%, tháng 10 giảm 0,19%, tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68% một hiện tượng chưa từng có trong nhiều năm trước), nhưng lại dẫn đến hiệu ứng phụ là tăng trưởng kinh tế bị suy giảm mạnh, “rơi” xuống “đáy” vào quý I/2009. Lúc đó Chính phủ đã thực hiện kích cầu, tăng trưởng kinh tế mới “thoát đáy vượt dốc đi lên”, mới thu hút lao động trở lại làm việc.
Nếu lặp lại thì tăng trưởng kinh tế có nguy cơ diễn biến theo mô hình chữ W (hai đáy hay khủng hoảng kép), lại phải tốn kém rất nhiều nguồn lực để khắc phục.
Thực tiễn trên thế giới đang có nhiều nguyên nhân gây áp lực đối với lạm phát. Có nguyên nhân do nước Mỹ không những chưa rút lại lượng tiền khổng lồ để giải cứu và kích thích kinh tế và tăng lãi suất cơ bản, mà còn bơm thêm tới 600 tỷ USD và vẫn giữ lãi suất cơ bản ở mức siêu thấp (0- 0,25%); đồng USD vẫn tiếp tục giảm giá khi chỉ số đo sức mạnh đồng USD (USD- index) đã xuống chỉ còn khoảng 73 điểm. Lạm phát tính theo năm trong tháng 3/2011 của Mỹ cao lên, nhưng vẫn chỉ ở mức 2,7%, chủ yếu do xuất khẩu lạm phát ra thế giới (nhờ đồng USD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dự trữ ngoại tệ và trong giao dịch thanh toán của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới).
Có nguyên nhân do bất ổn chính trị ở một số nước Bắc Phi, có khả năng lan rộng ra một số nước có trữ lượng dầu mỏ lớn của thế giới. Có nguyên nhân do cuộc khủng hoảng kép ở một số nước EU (sau cuộc khủng hoảng tài chính- kinh tế là cuộc khủng hoảng nợ). Có nguyên nhân do Nhật Bản bị thiên tai nặng nề …
Lạm phát cao ở nhiều nước xuất hiện trở lại, bắt đầu từ lương thực- thực phẩm, lan sang các nguyên liệu cơ bản và các lĩnh vực khác. Giá hàng nhập khẩu 4 tháng đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng khá cao, như lúa mỳ tăng 39,6%, xăng dầu tăng 31,3%, khí đốt hóa lỏng tăng 31,5%, chất dẻo tăng 18,2%, phân bón tăng 20,4%, giấy các loại tăng 11%, bông tăng 99,4%, sợi tăng 39,1% sắt thép tăng 28,2%, kim loại thường khác tăng 6,8%. Cần lưu ý thêm, công cuộc kiềm chế lạm phát của Việt Nam năm 2008 có sự tác động tích cực của sự hạ nhiệt, thậm chí là thiểu phát vào cuối năm đó trên thế giới; còn năm nay, lạm phát trên thế giới lại có xu hướng cao lên, làm gia tăng nhập khẩu lạm phát và lạm phát ở trong nước bị khuếch đại lên, trong điều kiện độ mở của nền kinh tế Việt Nam khá cao (tỷ lệ xuất nhập khẩu so với GDP cao thứ 5 trên thế giới).
Chống lạm phát quyết liệt với yêu cầu cao
Để kiềm chế lạm phát trong 8 tháng cuối năm nay, phải thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, kiên trì, đồng bộ các giải pháp theo Nghị quyết 11 của Chính phủ.
Trước hết phải nghiêm túc thực hiện việc cắt giảm đầu tư công, nhất là đối với một số địa phương, không chỉ từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn trái phiếu Chính phủ mà còn cả từ các nguồn khác (thu từ đất, từ xổ số kiến thiết,…). Nghiêm túc thực hiện việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng xuống dưới 20%, tránh “thắt” vào đầu năm nhưng lại “nới” và vượt vào cuối năm. Nghiêm túc cắt giảm chi tiêu công trên cơ sở tiết kiệm theo ý kiến đã chỉ đạo. Nghiêm túc thực hiện các giải pháp quản lý giá, ngăn chặn tình trạng lợi dụng tăng lương để tăng giá thường lặp đi, lặp lại trong các lần tăng giá, tăng lương trước đây.
Các doanh nghiệp xuất khẩu nghiêm túc thực hiện việc bán ngoại tệ cho ngân hàng.
Để đạt được mục tiêu kiềm chế lạm phát của năm 2011, trong 8 tháng còn lại của năm đòi hỏi vẫn phải thực hiện một cách quyết liệt những giải pháp mà Nghị quyết 11 đã đề ra. Những giải pháp thực hiện đã mang lại những kết quả tích cực, khả quan trên thị trường vàng, thị trường ngoại tệ cần được tiếp tục thực hiện để bảo đảm cho những kết quả trên được bền vững, góp phần tích cực hơn nữa củng cố lòng tin vào đồng tiền quốc gia, cơ sở để kéo lạm phát xuống. Đối với những giải pháp trực tiếp tác động đến lạm phát, cần thực hiện quyết liệt hơn, nhất là các khoản đầu tư công, chi tiêu công.
Kiềm chế lạm phát là mục tiêu ưu tiên số một hiện nay. Mục tiêu ưu tiên này cần phải được thực hiện một cách kiên trì và nhất quán, không vì một sự xuống thấp tạm thời mà chủ quan thỏa mãn, mà lơi lỏng để “con ngựa bất kham” lạm phát quay trở lại như đã từng xảy ra như cuối năm trước. Sau những giải pháp tình thế, tức thời để chặn đứng lạm phát, cần phải thực hiện các giải pháp cơ bản để khắc phục các yếu tố tiềm ẩn của lạm phát cao, có liên quan đến hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, trên cơ sở chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế,…
Một bài học kinh nghiệm trong việc kiềm chế lạm phát là phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách (chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa,…). Sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, giữa Trung ương và địa phương, sự đồng thuận, chia sẻ giữa nhà nước, doanh nghiệp, người dân theo một mục tiêu chung là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế.
(Theo Chinhphu.vn)
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC