Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 06/05/2013 - 21:31
(Thanh tra) - Số liệu trên được Bộ Công thương công bố tại buổi họp báo thường kỳ, tổ chức chiều nay (6/5), tại Hà Nội.
Sản xuất sắt, thép, gang giảm 6,6%. Ảnh: Trần Quý
Theo Bộ Công thương, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 4/2013 tăng 5,8% so với tháng 4/2012, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 1%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,9%; ngành sản xuất, phân phối điện tăng 9,2% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 9,7%.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2013, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: ngành công nghiệp khai khoáng tăng 2,1%, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,5%, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 9% và ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 8,8%.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4 tăng 41,1% so với tháng trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Các ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so với cùng kỳ như: sản xuất thuốc lá tăng 7,7%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 18,7%; sản xuất giày, dép tăng 30,7%...
Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm là: sản xuất vải dệt thoi giảm 12,4%; sản xuất phân bón và hợp chất nitơ giảm 1,9%; sản xuất xi măng giảm 4,3%; sản xuất sắt, thép, gang giảm 6,6%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 14,7%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng giảm 19,6%; sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 6,3%...
Tính chung 4 tháng, chỉ số tiêu thụ tăng 4% so với cùng kỳ cho thấy sức mua hàng hóa trong nước chưa cải thiện nhiều.
Chỉ số tồn kho của ngành chế biến, chế tạo tiếp tục giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/4/2013 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 13,1% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, những ngành có chỉ số tồn kho cao như: chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng 21,2%; sản xuất bia tăng 41,5%; sản xuất sợi tăng 11,9%; sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục) tăng 18,6%...
Một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh như: sản xuất vải dệt thoi giảm 18,4%; sản xuất giầy dép giảm 12,5%; sản xuất xi măng giảm 30,6%; sản xuất linh kiện điện tử giảm 35,7%; sản xuất điện tử dân dụng giảm 28,2%, sản xuất mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 14%.
Tháng 4/2013, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 9,7 tỷ USD, giảm 12,1% so với tháng 3 và tăng 9,1% so với tháng 4/2012, trong đó: xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 5,8 tỷ USD, giảm 8% so với tháng 3 và tăng 22,8% so với tháng 4/2012.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch xuất khẩu ước đạt hơn 39,46 tỷ USD, tăng 16,9% so với cùng kỳ, trong đó, xuất khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt hơn 23 tỷ USD, tăng 25,3%. Khu vực FDI tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng xuất khẩu. Về giá trị, kim ngạch xuất khẩu 4 tháng của cả nước tăng 5,7 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó đóng góp của khu vực FDI (không kể dầu thô) tăng 4,7 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 81,4%).
Tháng 4/2013, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá ước đạt 10,7 tỷ USD, giảm 7,6% so với tháng 3 nhưng tăng 18,8% so với tháng 4/2012, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 5,7 tỷ USD, giảm 7,6% so với tháng 3 nhưng tăng 26,5% so với tháng 4/2012.
Tính chung 4 tháng, kim ngạch nhập khẩu ước đạt gần 40,19 tỷ USD, tăng 18,0% so với cùng kỳ, trong đó: kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp 100% vốn trong nước đạt 18,42 tỷ USD, tăng 10,5%, chiếm tỷ trọng 45,8%; kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,76 tỷ USD, tăng 25,2% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 54,2% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao do nhập khẩu nguyên vật liệu để gia công, lắp ráp. Về giá trị, kim ngạch nhập khẩu của cả nước tăng trên 6,1 tỷ USD so với cùng kỳ, trong đó nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 4,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 71,5%.
Tính chung 4 tháng, ước nhập siêu 722 triệu USD, bằng 1,8% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, xuất siêu của khu vực FDI (không kể dầu thô) ước đạt 1.283 triệu USD; nếu kể cả dầu thô, khu vực FDI xuất siêu 3.764 triệu USD. Nếu xét theo thị trường, Việt Nam vẫn nhập siêu lớn so với các nước, vùng lãnh thổ và khu vực như Trung Quốc (6 tỷ USD), Hàn Quốc (4,2 tỷ USD), Đài Loan (2,1 tỷ USD), ASEAN (1 tỷ USD).
Trần Quý
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long vừa quyết định phê duyệt kế hoạch kiểm tra chuyên đề cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 của Đội Quản lý thị trường số 4.
Nhật Minh
19:40 14/12/2024(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2025 của Ngân hàng Nhà nước diễn ra sáng ngày 14/13.
Lê Phương
16:31 14/12/2024Uyên Uyên
16:28 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Liên Hương
10:25 14/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền