Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Câu chuyện từ tỷ giá

Thứ hai, 16/05/2011 - 14:56

(Thanh tra) - Sau gần ba tháng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định nâng tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng thêm 9,3%, đồng thời thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-3% xuống còn 1%. Thạc sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trao đổi về một số tác động kinh tế từ việc điều chỉnh này.

Thạc sĩ Lê Đạt Chí, Trưởng bộ môn Đầu tư Tài chính Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh

Thạc sĩ Lê Đạt Chí nhận định, đây là bước đi tất yếu, một quyết định hợp lý và cần thiết cho nền kinh tế khi mà chênh lệch tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do khi này gần 2.000 đồng. Về lý thuyết, nếu nội lực nền kinh tế không đủ khả năng để duy trì giá trị đồng nội tệ thì giải pháp điều chỉnh tỷ giá để phản ánh quan hệ cung cầu là điều cần thiết. Còn trên thực tế, cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997 của các nước Đông Nam Á có xuất phát điểm từ một chính sách tỷ giá cố định, do vậy sự kiện trong quá khứ này vẫn đang là một bài học đối với Việt Nam hôm nay.

Theo ông, liệu có thể giải quyết được vấn đề hai tỷ giá không khi độ chênh lệch giá USD giữa thị trường chính thức và thị trường tự do lúc đó tiếp tục tăng?

_Trong quan hệ cung cầu, việc không đáp ứng đầy đủ tình trạng ngoại tệ chung của nền kinh tế sẽ giúp giới đầu tư trên thị trường tự do có cơ hội đẩy tỷ giá lên những mức cao mới. Tình trạng này nếu không được giải quyết càng khiến độ chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do lớn ra. Vấn đề mà nhiều người đang quan tâm là liệu có hay không một lần điều chỉnh nữa trong thời gian còn lại của năm khi mà câu chuyện hai tỷ giá chưa được giải quyết. Ai cũng biết, căn nguyên của vấn đề là do tình trạng thiếu hụt ngoại tệ so với nhu cầu. Có nhiều nguyên nhân đưa đến tình trạng này, trong đó thâm hụt cán cân thương mại là một điển hình, kế đến là tính bất cập trong các chính sách cũng có thể làm tiêu hao nguồn ngoại tệ dự trữ.

Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?


_Theo tôi, đó là sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thời điểm giá vàng trên thị trường có lúc tăng lên trên 38 triệu VND, NHNN đã cho phép nhập khẩu vàng để bình ổn thị trường và đương nhiên là NHNN phải bán ngoại tệ cho quyết định này. Việc nhập khẩu vàng buộc các doanh nghiệp phải bán ra cho nền kinh tế. Điều này cho thấy lượng ngoại tệ được thay vào vàng và được bán cho người dân. Tuy nhiên việc này sẽ không là vấn đề lớn nếu sau đó các doanh nghiệp kinh doanh vàng mua vào và thực hiện xuất khẩu thì ngoại tệ ấy sẽ quay trở lại hệ thống tài chính.

Với việc Bộ Tài chính đề xuất lên Chính phủ mức thuế suất xuất khẩu vàng 20% và cuối cùng đã chính thức áp dụng là 10% từ đầu năm nay, nền kinh tế khó có thể xuất khẩu vàng để thu lại ngoại tệ. Ví dụ, thời điểm nhập khẩu vàng giá gần 1.400 USD/ounce, muốn có lãi giá vàng phải tăng ít nhất là 1.550 USD/ounce thì việc xuất khẩu mới có lợi. Mức giá vàng mới này có thể tăng theo mong đợi của nền kinh tế nhưng trước mắt nguồn lực ngoại hối dự trữ đã bị hao tổn. Trong khi đó những năm qua, nền kinh tế luôn ở trong tình trạng giảm thâm hụt cán cân thương mại một phần nhờ đến việc xuất khẩu vàng. Như vậy, nếu không quy định điều chỉnh tăng thuế suất xuất khẩu vàng thì tình trạng thiếu hụt ngoại tệ có thể khắc phục khi giá vàng thế giới cũng đang ở quanh mức giá mà nền kinh tế đã nhập khẩu. Nói cách khác, vấn đề cần tính đến là sự phối hợp giữa các chính sách để ổn định được tỷ giá và đây không phải là vấn đề riêng của NHNN mà là sự phối hợp của tất cả các bộ ngành liên quan.

Nhiều người chia sẻ rằng, điều gây sốc nhất trong quyết định điều chỉnh tỷ giá cách đây ba tháng chính là độ trượt của VND so với USD. Theo ông, tỷ lệ trượt 9,3% là hợp lý?


_Tỷ lệ bao nhiêu không phải là điều quan trọng, vấn đề mà nền kinh tế, cũng như các nhà đầu tư quốc tế cần quan tâm là sự ổn định của nó trong một chừng mực nào đó. Nếu điều chỉnh một lần và duy trì được sự ổn định trong trung hạn sẽ tốt hơn (các nhà đầu tư luôn mong đợi điều này để họ có thể chủ động hoạch định chính sách, kinh doanh…) thay vì điều chỉnh tỷ giá nhiều lần theo kiểu “giật cụt”, tạo ra tâm lý bất ổn cho nền kinh tế. Sự bất ổn này sẽ đẩy nền kinh tế rơi vào tình trạng đầu cơ và tích trữ không chỉ ngoại tệ mà liên quan đến hầu hết các lĩnh vực khác bởi tỷ giá là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Những đối tượng nào sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định này?

_Liên tục những năm gần đây, Chính phủ đẩy mạnh giải ngân dòng vốn ODA và phát hành trái phiếu quốc tế, hoặc bảo lãnh phát hành cho các doanh nghiệp. Việc điều chỉnh tỷ giá lần này sẽ là một thiệt hại lớn cho nền kinh tế bởi bản thân hiệu quả đầu tư thấp, nay nghĩa vụ nợ của những đồng vốn đầu tư lại tăng thì khả năng hoàn trả vốn đầu tư này càng trở nên mong manh. Như vậy, đối tượng bị tác động trực tiếp không chỉ là những doanh nghiệp gói gọn trong phạm vi có hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư mà còn liên quan đến những vấn đề lớn hơn, chẳng hạn như là vấn đề nợ quốc gia.

Xin cám ơn ông.

                                    Hồ Doãn thực hiện

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.

Theo VietinBank

21:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm