Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần nhận diện các “chiêu lách” quy định tăng lãi suất

Thứ ba, 05/04/2011 - 05:53

(Thanh tra)- Nhằm ổn định nguồn tiền gửi và phấn đấu hạ dần lãi suất huy động và cho vay VND của các Ngân hàng (NH) Thương mại (TM), NH Nhà Nước Việt Nam (NHNN) đã có những quy định như ấn trần lãi suất huy động vốn dưới 14%/năm, khách hàng rút vốn trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn (3 - 3,6%)… Tuy nhiên, do lãi suất đầu ra thả nổi theo thị trường, các NHTM có cơ hội tăng lãi suất cho vay nên đã thực hiện nhiều chiêu “lách” quy định tăng lãi suất không kỳ hạn lên cao để hút khách hàng. Điều này không chỉ gây bất ổn thị trường tiền tệ và khó có thể thực hiện hạ dần lãi suất như kỳ vọng.

Tạo nguy cơ tiềm ẩn rủi ro
   
Ngay sau khi NHNN ban hành Thông tư 04 quy định về việc khách hàng rút tiền trước hạn chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn, hàng loạt NHTM cổ phần đã nhanh chóng tăng lãi suất không kỳ hạn lên 9 - 10%/năm, thậm chí có NH tăng lên 12% để giữ chân khách hàng. Bên cạnh đó, để thu hút nguồn vốn ngắn hạn của người dân, đối với lãi suất các kỳ ngắn hạn cũng được các NH đẩy lên sát trần 14%. Không ít NHTM sẵn sàng thỏa thuận lãi suất tiền gửi vượt trần. Chẳng hạn như, tại một phòng giao dịch của BIDV, khách hàng gửi 1 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 3 tháng sẽ được thỏa thuận 17%/năm. Trong khi đó, tại một phòng giao dịch TrustBank khách hàng gửi 1 tỷ đồng trở lên kỳ hạn 1 - 3 tháng lãi suất đều 18%/năm. Các NHTM hợp thức hóa mức lãi suất này bằng phí chịu phạt của NH với những khoản tất toán trước hạn.
    
Ngoài ra, cuộc đua tăng lãi suất không kỳ hạn bắt đầu từ các NHTM nhỏ, nhưng nay đã có sự tham gia của các NHTM lớn. Trong khi đó, lãi suất trên thị trường liên NH cuối tuần qua đã tăng rất mạnh càng kích thích các NHTM tăng lãi suất không kỳ hạn để hút nguồn vốn ngắn hạn, mang cho vay trên thị trường liên NH. Cụ thể, kỳ hạn tuần vọt lên 21 - 22%/năm, tăng 2 - 3%/năm so với đầu tuần trước; kỳ hạn 1 tháng lãi suất có lúc lên đến 23%/năm. Các NHTM sử dụng nguồn vốn này thường chỉ vay qua đêm hay một tuần để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nhanh trong thanh toán, chỉ trả cho đối tác hoặc NHNN, đến khi dòng tiền về sẽ bù đắp trở lại. Theo NHNN các giao dịch này chiếm đến 69% tổng doanh số.
   
Nhiều chuyên gia tài chính, NH nhận xét, việc các NHTM đồng loạt triển khai hình thức tiền gửi có kỳ hạn như rút gốc linh hoạt, lãi suất thực gửi, tiết kiệm lãi suất thả nổi… Thực chất, đây là hình thức gửi tiền không kỳ hạn mà vẫn được hưởng lãi suất cao, thậm chí ngang bằng với lãi suất có thời hạn. Hoạt động này đang làm méo mó thị trường, gây tâm lý và hiệu ứng bất ổn cho các NHTM. Trước đây, cơ cấu nguồn vốn không kỳ hạn ở các NHTM chỉ khoảng 10% tổng nguồn huy động, thì nay tỷ lệ này gấp vài lần, thậm chí có NH lên tới 39 - 40%.

Theo bà Dương Thu Hương, Tổng Thư ký Hiệp hội NH, trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ, các NHTM cần tuân thủ quy định của NHNN về lãi suất, không nên vì cạnh tranh không lành mạnh tạo cuộc đua gây bất ổn cho thị trường. Nếu cần vốn nhanh, các NHTM còn kênh vốn từ thị trường mở của NHNN. NHNN sẵn sàng tái cấp vốn trong một khoảng thời gian vài tháng ở mức lãi  suất hợp lý.


Theo báo cáo của NHNN - Chi nhánh Hà Nội, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP chủ yếu là kỳ hạn 1 - 3 tháng, chiếm tỷ trọng khoảng 70% trong tổng nguồn vốn huy động, trong khi cho vay trung, dài hạn chiếm tỷ trọng 40% tổng dư nợ, vượt quá quy định của NHNN. Tình trạng này, nếu kéo dài, các NHTM sẽ càng khó huy động vốn trung, dài hạn, người dân sẽ có tâm lý gửi kỳ hạn ngắn thay vì gửi kỳ hạn dài; cơ cấu nguồn vốn không ổn định, thiếu vốn trung, dài hạn, gây khó khăn trong việc quản trị nguồn vốn của các NHTM, nhất là NH có quy mô nhỏ nên không bảo đảm cân đối kỳ hạn, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất tiềm ẩn.

Khó giảm lãi suất
   
Nhiều NHTM thừa nhận, tốc độ tăng trưởng tín dụng VND trong quý I/2011 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Ngoài nguyên nhân do thực hiện chủ trương siết lại tín dụng, hạn chế cho vay phi sản xuất (nhất là với chứng khoán, bất động sản) để kiềm chế lạm phát là lãi suất cho vay VND ở các NHTM đang rất cao, trung bình 19 - 22%/năm (cho vay tiêu dùng có NH lên tới 24%) nên các DN ngại vay vốn nhiều. Trong khi đó, vay USD nếu quy đổi sang VND thì lãi suất thấp hơn nhiều, nên dù NHNN đã thu hẹp đối tượng vay ngoại tệ nhưng tâm lý khách hàng vẫn chuộng vay ngoại tệ.
    
Do lãi suất đầu vào bị lách quy định đẩy lên cao, trong khi lãi suất đầu ra được thả nổi nên các NHTM có cơ hội cho khách hàng vay lãi suất cao mà không sợ “ế”, sợ lỗ. Danh nghĩa là thỏa thuận cho vay, nhưng thực chất là áp đặt, khách hàng muốn vay được vốn thì đều phải chấp nhận mức lãi các NH này đưa ra. Chưa kể, những khách hàng vì đang rất cần vốn, không muốn nhỡ hợp đồng làm ăn đã ký, ngoài việc chấp nhận lãi suất cao còn phải chi thêm “phí” cho nhân viên tín dụng, công chứng, văn phòng nhà đất quận, huyện để không bị làm khó.
  
Hiện tại, một số NHTM lớn đang có nguồn vốn USD lãi suất rẻ ở nước ngoài nhằm giảm bớt chi phí vốn vay cho khách hàng. Cụ thể, Sacombank mới ký hợp đồng vay vốn cấp 2 trị giá 150 triệu USD, thời hạn 10 năm với định chế tài chính hỗ trợ phát triển Hà Lan (FMO) nhằm tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ các DN nhỏ và vừa. Mới đây, MartimeBank và ACB cũng cho biết, đã tìm được nguồn vốn vay giá rẻ từ đối tác nước ngoài để bơm vốn cho DN. Tuy nhiên, không phải NH nào cũng có thể khai thác được nguồn vốn này nếu không có quan hệ tốt, đặc biệt là tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu. Mặt khác, theo quy định của NHNN thì không phải khách hàng nào cũng được NH cho vay ngoại tệ.
    
Vì thế, để ngăn chặn tình trạng đẩy lãi suất lên cao, ổn định thị trường tiền tệ, tránh rủi ro cho các NH, các chuyên gia cho rằng NHNN nên quy định mức lãi suất trần đối với tiền gửi không kỳ hạn. Đồng thời, NHNN cần tăng cường kiểm tra, giám sát chặt thị trường, xử lý nghiêm những NH đẩy lãi suất lên cao bất thường.

  Minh Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.

Theo VietinBank

21:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm