Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần một giải pháp toàn diện quản lý thị trường bia

Thứ sáu, 06/05/2011 - 17:04

(Thanh tra) - Thực trạng làm giả và pha trộn sản phẩm kém chất lượng với sản phẩm tốt trên thị trường bia hiện nay đang tiếp tục gia tăng, vượt tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Theo dự đoán, thực trạng này có thể nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào thời điểm Chính phủ điều chỉnh các loại thuế liên quan trong tương lai.

Bia là thực phẩm tiêu dùng có tốc độ phát triển nhanh chóng với lượng người tiêu dùng lớn ở Việt Nam

Kiểm soát thị trường bia còn lỏng lẻoNgày 6/5, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam và Bộ Công Thương cùng tổ chức hội nghị đánh giá thị trường bia Việt Nam và xác định các yêu cầu cấp bách liên quan đến các biện pháp của Chính phủ nhằm giảm thiểu tình trạng làm giả nhãn hiệu, buôn lậu và gian lận trong khai báo sản lượng bia, qua đó giúp bảo vệ các cơ sở sản xuất lành mạnh và người tiêu dùng tại Việt Nam, đồng thời bảo đảm thu thuế cho chính phủ. Tốc độ tăng trưởng sản lượng tiêu thụ của thị trường bia Việt Nam trên 8% hàng năm. Hiện, Việt Nam có hơn 50 nhà máy và khoảng 100 dây chuyền chiết sản phẩm tạo 50.000 việc làm. Bia chai và bia lon sản xuất trong nước là 6,5 tỷ đơn vị, bia chai và bia lon nhập khẩu 60 triệu đơn vị, bia thùng/téc được sản xuất trong nước 20 triệu đơn vị. Trong khi đó, thu nhập về thuế là 1 tỷ USD Trong mười năm qua, ngành công nghiệp bia Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày càng tăng trưởng về sản lượng sản xuất và tiêu thụ. Tính đến cuối năm 2007, có tổng cộng 151 công ty ở 52 tỉnh thành có đủ điều kiện sản xuất bia, tổng sản lượng của các công ty này là 2.713 triệu lít/năm. Trong đó, chỉ 48 công ty với sản lượng trên 10 triệu lít/năm là có đủ trang thiết bị và dây chuyền sản xuất hiện đại , đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Các công ty còn lại phần lớn hệ thống máy móc lạc hậu và không đáp ứng các tiêu chuẩn này, trong khi nguồn nguyên liệu lại được nhập khẩu với thành rẻ và chất lượng thấp, không thể bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường. Các công ty này thường né tránh việc kiểm tra, thanh tra của các cơ quan thẩm quyền.Trong khoảng năm 2000 đến năm 2009, ngành công nghiệp bia, rượu và nước giải khát đóng góp từ 3,3% đến 3,7% trong tổng nguồn thu của ngân sách nhà nước hàng năm, trong đó gần 94% do bia đóng góp. Mức tăng trưởng doanh thu từ bia hàng năm là 16,43%. Tuy nhiên, theo kết quả thanh tra thuế của Chính phủ, thực trạng buôn lậu và trốn thuế vẫn tồn tại. Do không có những số liệu chính xác và thực tế về sản lượng sản xuất nên cơ quan thuế không còn cách nào khác là kiểm tra và điều chỉnh thuế bằng thông tin về chi phí đầu vào như mạch nha, men bia, địa, chai, lon. Trong khi đó, những nguồn thông tin này không phải lúc nào cũng sẵn có để cung cấp cho cơ quan khi được yêu cầu và việc xử lý, phân tích chi tiết lại tốn rất nhiều thời gian và công sức. Theo nhận định của các chuyên gia, ở cấp địa phương, việc thanh tra thuế do cơ quan thuế địa phương thực hiện trong khi cơ quan này thường thiếu kinh nghiệm và trang bị, dẫn tới kiểm tra “lỏng lẻo”, đặc biệt là đối với các công ty bia quy mô nhỏ.Cần một giải pháp toàn diện Thời gian qua, không ít thương hiệu bia nổi tiếng bị vi phạm nhãn hiệu trong khi chính sách xử phạt vẫn chưa đủ mạnh mẽ để giải quyết triệt để thực trạng này. Cách đây không lâu, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện 6 công ty vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã tịch thu gần 5.000 chai bia giả nhãn hiệu của Công ty Bia Hà Nội.Thực tế cho thấy hầu như tất cả sản phẩm bia giả đều không đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho người tiêu dùng. Đa số sản phẩm làm giả nhãn hiệu của Công ty Bia Hà Nội chỉ ghi chú nơi sản xuất rất nhỏ ở một góc của nhãn hiệu sản phẩm nhằm qua mắt người tiêu dùng. Trong thị trường sản phẩm có cồn nói chung và bia nói riêng không kiểm soát được thì sức khỏe người tiêu dùng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do sản phẩm làm giả kém chất lượng và không an toàn vệ sinh.  Hội nghị về thị trường bia tổ chức ngày 6/5 tại Hà NộiVới thị trường bia tươi, nhiều địa phương vẫn tồn tại các công ty nhỏ không những trốn thuế mà còn không tuân thủ các tiêu chuẩn sức khỏe cho người tiêu dùng và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Ông Lương Xuân Dũng, Giám đốc công ty bia Thanh Hóa cho biết: Tại địa phương ông, 30% lượng bia tiêu thụ được sản xuất tại các cơ sở nhỏ lẻ. Phần lớn các cơ sở này chưa bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp lách thuế, thuế khoán chứ không được tính trên đầu sản phẩm… Do đó, các cơ quan chức năng không quản lý được chất lượng và số lượng sản phẩm.Thực trạng làm giả và pha trộn sản phẩm kém chất lượng với sản phẩm tốt đang tiếp tục gia tăng, vượt tầm kiểm soát của cơ quan chức năng. Theo dự đoán, thực trạng này có thể nghiêm trọng hơn, đặc biệt vào thời điểm Chính phủ điều chỉnh các loại thuế liên quan trong tương lai. Đây là sản phẩm cũng sẽ chịu cả thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.Giải pháp SICPATRACE cho ngành biaĐể ứng dụng một giải pháp toàn diện nhằm quản lý thị trường bia một cách hiệu quả, Chính phủ đã thảo luận với tập đoàn SICPA (Thụy Sỹ) về việc triển khai giải pháp SICPATRACE cho ngành bia dựa trên các yêu cầu thực tế của Việt Nam. Mục tiêu là chống gian lận trên thị trường, tự động hóa việc quản lý sản xuất và lưu thong bia trên thịt rường, dồng thời quản lý thuế một cách hiệu quả.Giải pháp SICPATRACE cho ngành bia thực chất là hệ thống công nghệ tích hợp và bảo mật bao gồm nhiều công nghệ khác nhau nhằm mục đích tự động nhận dạng và dán nhãn từng đơn vị sản phẩm, báo cáo thông tin cụ thể về từng sản phẩm theo thời gian thực và kiểm tra nguồn gốc sản phẩm trên mạng lưới phân phối toàn quốc. Đây dược xem là công cụ hiệu quả để xóa bỏ các hình thức gian lận thương mại, nâng cao khả năng quản lý lưu thông sản phẩm và lành mạnh hóa thị trường, qua đó góp phần quản lý thị trường và nộp thuế cho Chính phủ.Dự án hầu như không cần đến nguồn ngân sách nhà nước. Tập đoàn SICPA sẽ cung cấp nguồn vốn đầu tư và các khoản kinh phí triển khai dự án VIETRACE trên toàn quốc, đồng thời đầu tư mọi kinh phí liên quan trong việc vận hành bao gồm chi phí bảo trì và nâng cấp công nghệ. Đổi lại, tập đoàn SICPA sẽ thu lại nguồn vốn đầu tư ban đầu thông qua phí tính trên mỗi 1.000 đơn vị sản phẩm bia sản xuất ra (ở dạng chai, lon, thùng…) Phí này sẽ được khấu trừ vào tiền thuế của nhà sản xuất phải nộp cho chính phủ, vì vậy sẽ không phát sinh khoản chi phí nào cho nhà sản xuất và người tiêu dùng. VIETRACE là dự án tự trang trải tài chính do hiệu quả thu được từ việc thu thuế dự kiến sẽ cao hơn chi phí chính phủ phải bỏ ra.

Đại Dương

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

3 tỉnh họp bàn gỡ khó dự án Vành đai 4

(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.

Hải Hà

22:38 12/12/2024
Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

Bật mí ứng dụng "vạn tính năng", dùng càng nhiều "lãi" cả iPhone 16

(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.

Theo VietinBank

21:25 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm