Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 15/10/2012 - 13:08
(Thanh tra) - Đó là một trong những khuyến nghị quan trọng của Báo cáo rà soát Luật Cạnh tranh Việt Nam do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) phối hợp cùng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) xuất bản.
Báo cáo được xây dựng với mục đích rà soát và đánh giá hiệu quả thực thi các quy định pháp luật cạnh tranh Việt Nam, đồng thời nêu ra những khuyến nghị cho việc điều chỉnh và sửa đổi Luật Cạnh tranh.
Ngoài ra, bản Báo cáo còn bổ sung phần Phụ lục về Mô hình của cơ quan quản lý cạnh tranh của 8 nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ, một số nước thuộc Liên minh châu Âu và châu Á khác.
Thay đổi cách tiếp cận hành vi vi phạm
Báo cáo này đã thay đổi cách tiếp cận các hành vi vi phạm, xác định sức mạnh thị trường thay vì xác định thị phần; việc liệt kê hành vi vi phạm được tiếp cận theo hướng xác định ảnh hưởng đến thị trường. Đây cũng là hướng tiếp cận chung của pháp luật cạnh tranh trên thế giới.
Các khuyến nghị chính được được đưa ra gồm: Các khuyến nghị liên quan đến các quy định chung của pháp luật cạnh tranh; khuyến nghị liên quan đến quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh; khuyến nghị liên quan đến quy định kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, lạm dụng vị trí độc quyền trên thị trường; liên quan đến quy định về tập trung kinh tế; liên quan đến quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh; quy định về mô hình cơ quan quản lý cạnh tranh.
Liên quan đến quy định điều chỉnh hành vi cạnh tranh không lành mạnh có nhiều khuyến nghị quan trọng. Theo đó, cần xem lại các quy định về hành vi bán hàng đa cấp bất chính do các hành vi được liệt kê tại điều 48 Luật Cạnh tranh, chủ yếu xảy ra trong quan hệ giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp với người tham gia mạng lưới bán hàng, yếu tố cạnh tranh không thể hiện rõ trong từng hành vi đã được quy định.
Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 3/12/2004 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2005. Sau hơn 5 năm thực thi, Luật Cạnh tranh đã tạo được hành lang pháp lý quan trọng, giúp tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng để từ đó tạo điều kiện cho phát triển kinh tế đất nước, phân bổ hiệu quả các nguồn lực xã hội. Tuy nhiên, Luật Cạnh tranh đã bộc lộ những điểm bất cập cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khuôn khổ Báo cáo này, Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra một số điểm bất cập chính xuất phát từ quy định của Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn thi hành. |
ĐD
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Để bảo đảm nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường Tết, các doanh nghiệp, nhà phân phối lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã có kế hoạch tăng lượng hàng nhập lên 10 - 20% (tùy từng mặt hàng) so với dịp Tết năm 2024.
CB
12:33 12/12/2024(Thanh tra) - Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: Gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.
PV
11:41 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024TC
08:25 12/12/2024Cao Sơn
07:05 12/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài