Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/05/2011 - 05:56
(Thanh tra)- Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát nhập siêu dưới 18% năm 2011. Theo số liệu của tổng cục thống kê vừa công bố, trong 4 tháng đầu năm, nhập siêu cả nước ở mức khá cao 4,89 tỷ ÚD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2010. Nhiều mặt hàng thuộc diện hạn chế nhập khẩu (NK) nhưng vẫn tăng mạnh về kim ngạch và lượng NK.
Hàng XK phụ thuộc vào NK nguyên liệu
Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã chỉ đạo và thực thi nhiều chính sách ưu đãi tập trung khuyến khích xuất khẩu (XK), hạn chế NK những mặt hàng không cần thiết, để giảm nhập siêu như: Tăng vốn cho vay ưu đãi, ngoại tệ, điều chỉnh tỷ giá VND/USD (tăng 9,3%), giãn nộp thuế cho các doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ (7.000 tỉ đồng)… Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tăng doanh số cho vay XK năm 2011 khoảng 30 - 35 nghìn tỷ đồng, trong đó các mặt hàng đư¬ợc h¬ưởng lãi suất ¬ưu đãi chủ yếu tâp trung cho thủy sản, chiếm 20 - 30%, tiếp đó là cà phê, điều, rau quả; lãi suất cho vay chỉ 11,4%. Với những mặt hàng chiến l¬ựợc, các DN đư¬ợc VDB giữ hạn mức nh¬ư đã đ¬ược vay những năm tr¬ước. Ngân hàng tăng hạn mức với những DN XK có uy tín và DN có mặt hàng mới, thị trường mới. Nhờ đó, nhiều mặt hàng XK đã tăng mạnh cả về lượng và kim ngạch. Cụ thể: Cà phê, cao su, sắn có mức kim ngạch tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái; rau quả, hạt tiêu, sắt thép tăng gấp rưỡi. Đáng chú ý, 11 mặt hàng XK tăng về lượng, tăng giá đã đưa kim ngạch XK tăng hơn 2 tỷ USD trong tổng số trên 7,2 tỷ USD kim ngạch tăng thêm trong 4 tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, do hầu hết các mặt hàng XK đều phải NK nguyên phụ liệu (tới 80%) nên chịu tác động của giá cả thế giới. Tỷ giá ngoại tệ tăng khiến cho kim ngạch NK tăng lên và làm gia tăng nhập siêu. Riêng về kim ngạch NK mặt hàng bông 4 tháng qua tăng hơn gấp 2 so với cùng kỳ; sợi dệt, điều, gỗ, nguyên liệu thủy sản… tăng gấp rưỡi. Do đó, tuy tỷ giá được điều chỉnh theo hướng có lợi cho XK, nhưng do cơ cấu giá trị hàng XK vẫn bao hàm tỷ trọng lớn đầu vào NK nên giải pháp này vẫn không cải thiện cán cân nhập siêu.
NK hàng xa xỉ tăng
Mặc dù Bộ Công thương đã ban hành danh mục hàng không khuyến khích NK (93 mặt hàng) và áp dụng tăng thuế các mặt hàng xa xỉ, nhưng số lượng và kim ngạch NK các mặt hàng này vẫn tăng mạnh. Trong tổng 4,9 tỉ USD nhập siêu 4 tháng đầu năm nay, hàng xa xỉ chiếm tới gần 40%. Tính chung, giá trị của hàng xa xỉ và hàng thuộc diện cần kiểm soát NK chiếm tới gần 60%.
Nhìn vào cơ cấu các mặt hàng NK cho thấy, chỉ có rau quả, thức ăn gia súc, phương tiện vận tải và phụ tùng… kim ngạch giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Còn các mặt hàng cần phải kiểm soát khác như: Đường, sắt thép, đá quý, kim loại quý, ô tô dưới 9 chỗ, xe máy… đều tăng cả về lượng và kim ngạch NK. Riêng ô tô nguyên chiếc tăng đến gần 60% lượng NK so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu tính cả linh kiện phụ tùng ô tô dưới 9 chỗ và xe gắn máy, kim ngạch NK các mặt hàng này lên tới trên 1 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm nay.
Phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, thâm hụt thương mại có thể giảm, nếu hạn chế NK các mặt hàng này bằng các biện pháp hành chính hoặc thông qua việc áp dụng mức thuế cao; hạn chế cấp ngoại tệ để nhập hàng; sử dụng các hàng rào kỹ thuật. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là khái niệm “hàng xa xỉ” được đưa ra khá tùy tiện, thiếu những chuẩn mực cụ thể. Kết hợp đồng bộ các giải pháp mạnh
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu với thế giới, mức độ cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ WTO cũng như các hiệp định thương mại tự do ngày càng lớn nên sức ép NK ngày một mạnh hơn. Mặt khác, XK của Việt Nam hiện nay vẫn còn phụ thuộc vào nhập nguyên phụ liệu của nước ngoài để sản xuất hàng XK nên nhập siêu là khó tránh khỏi. Vì vậy, cần phải kết hợp cả ngắn hạn, dài hạn, thực hiện đồng bộ các giải pháp mạnh để kiểm soát nhập siêu, tiến tới xuất siêu.
Hiện nay Việt Nam đang xuất siêu sang các nước EU, nhưng lại nhập siêu rất lớn từ ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công và Hàn Quốc. Trong đó, lớn nhất là Trung Quốc, từ 9,7 tỉ USD năm 2007 đã tăng lên 12,6 tỷ USD năm 2010. Vì vậy, việc điều chỉnh cán cân thương mại với Trung Quốc cần được coi là giải pháp quan trọng nhất trong chiến lược giảm nhập siêu. Qúy I/2011, XK của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 60%, nếu duy trì tốt sẽ điều chỉnh được tỷ lệ nhập siêu với Trung Quốc, từ đó góp phần giảm nhập siêu chung. Đồng thời, chuyển NK sang các nước EU để NK thiết bị, máy móc, công nghệ nguồn tiên tiến đáp ứng cho công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần nâng cao giá trị sản xuất hàng hóa cho tiêu dùng trong nước và XK.
Được biết, Bộ Công thương vừa ban hành Quyết định số 1856 về các giải pháp điều hành XNK năm 2011 trong đó khuyến khích các DN đẩy mạnh sản xuất và XK mặt hàng công nghiệp chế biến theo hướng tăng dần tỷ trọng XK hàng có giá trị gia tăng cao, giảm tỷ trọng hàng sơ chế, hàng có giá trị gia tăng thấp, tiến tới chấm dứt XK thô. Tuy nhiên, nếu không có cơ chế khuyến khích đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ để giảm NK, tiến tới chủ động được nguyên liệu trong nước sẽ vẫn khó khăn.
Kinh nghiệm cho hay, trong năm 2010, các mặt hàng thuộc diện kiểm soát NK lại có mức tăng trưởng tới 38,5%, cao hơn rất nhiều so với các mặt hàng khác. Vì vậy, ngoài áp dụng đánh thuế cao, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp mạnh tay hơn trong kiểm tra, giám sát việc nhập hàng xa xỉ. Có vậy mới giảm đươc nhập siêu, góp phần cân đối cán cân thương mại XNK.
Hà Phong
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 12/12, Ban Chỉ đạo thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội tổ chức hội nghị kiểm đếm tiến độ, tình hình triển khai, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án.
Hải Hà
22:38 12/12/2024(Thanh tra) - Không những hỗ trợ giao dịch tài chính - ngân hàng, VietinBank iPay Mobile còn mang tới nhiều trải nghiệm thanh toán số “all-in-one” từ A-Z, cùng với nhiều ưu đãi và quà thưởng vô cùng hấp dẫn dịp cuối năm, nổi bật nhất là cơ hội sở hữu iPhone 16.
Theo VietinBank
21:25 12/12/2024Theo VietinBank
21:23 12/12/2024Thu Hương
21:23 12/12/2024Hồng Vân
21:08 12/12/2024TC
20:44 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC