Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 22/09/2017 - 12:15
(Thanh tra)- Ông Phạm Chiến Thắng, Phó Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định cho biết, Đoàn Thanh tra liên ngành ghi nhận ý thức chủ động triển khai xây dựng, tổ chức kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2017 theo sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh.
Công tác PCTT&TKCN được tỉnh Nam Định quan tâm, tiến hành thanh tra định kỳ hàng năm. Ảnh: HL
Trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, Chánh Thanh tra tỉnh Nam Định đã thành lập Đoàn thanh tra liên ngành do Thanh tra tỉnh chủ trì, tiến hành thanh tra công tác PCTT&TKCN năm 2017 đối với 5 huyện: Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Mỹ Lộc và 6 sở ngành liên quan.
Theo kết quả thanh tra, các huyện đã tổ chức tổng kiểm tra đê điều, đánh giá thực trạng đê, kè, cống, xác định trọng điểm, xây dựng kế hoạch tu sửa, củng cố trước mùa mưa bão và xây dựng phương án bảo vệ các trọng điểm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi đã thực hiện việc kiểm tra đánh giá năng lực phục vụ hệ thống công trình, phát hiện hư hỏng, lên kế hoạch sửa chữa đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa mưa bão và phục vụ sản xuất. Đồng thời, phía công ty có phối hợp cùng xã, thị trấn triển khai kế hoạch nạo vét kênh mương nội đồng khơi thông dòng chảy chống ách tắc khi có lũ lụt xảy ra, đảm bảo tiêu úng và phục vụ sản xuất mùa năm 2017. Các sở, ngành được kiểm tra đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN và thực hiện tốt công tác chuẩn bị 4 tại chỗ để chủ động ứng cứu, khắc phục hậu quả kịp thời khi có tình huống xảy ra.
Tuy nhiên, Đoàn thanh tra cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác PCTT&TKCN ở các địa phương cần sớm chấn chỉnh ngay trong mùa mưa bão. Cụ thể, tình trạng bèo, rác ở các tuyến kênh cấp 1, cấp 2 đặc biệt là các kênh trong nội đồng vẫn còn nhiều do ý thức của người dân ở các khu dân cư vẫn thường xuyên xả rác thải xuống lòng kênh, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến việc lưu thông dòng chảy phục vụ tiêu úng.
Trong khi đó, UBND các xã, thị trấn đã xây dựng phương án ứng phó theo phương châm 4 tại chỗ nhưng tính khả thi khi có sự cố thiên tai xảy ra thấp do các loại vật tư tại chỗ như bao ni lon, tre cây, phi lao, rào tre hầu hết còn nằm trong dân, chưa kiểm tra đánh giá được chất lượng vật tư, khả năng huy động, tập kết khi có tình huống là khó khăn. Việc khai thác, vận chuyển đất bằng máy đến điểm xung yếu còn hạn chế do địa hình và đường giao thông từ nơi tập kết đến điểm xung yếu. Lực lượng xung kích ứng phó thiên tai trong phương án của các xã, thị trấn đã xây dựng thực tế khó huy động do đa số lực lượng này không thường xuyên có mặt ở địa phương.
Đáng chú ý, Đoàn Thanh tra liên ngành phát hiện nhiều vi phạm pháp luật về đê điều được Thanh tra tỉnh kết luận vào năm 2016, đề nghị khắc phục đảm bảo an toàn mùa mưa lũ nhưng đến nay vẫn chưa được xử lý. Tại huyện Hải Hậu, 4 hộ vi phạm tại thị trấn Thịnh Long thì UBND huyện mới chỉ đạo xử lý, giải tỏa được 1 hộ. Tại huyện Ý Yên, có 7 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê điều,giải tỏa được 3 trường hợp còn lại 4 trường hợp trong đó có 1 trường hợp đã giải tỏa nhưng lại tái phạm. Tại huyện Nghĩa Hưng, có 4 hộ vi phạm tập kết vật liệu xây dựng tại thị trấn Liễu Đề chưa được xử lý dứt điểm…
Theo báo cáo của Đoàn liên ngành, một số công trình phục vụ phòng chống thiên tai đến nay đã xuống cấp cần ưu tiên nguồn kinh phí để xây dựng. Đơn cử, tại huyện Hải Hậu, hiện nay kè Hải Thịnh 3, kè Cồn tròn bãi hạ thấp, sóng đánh trực tiếp vào mái kè làm kè thường xuyên hao mòn, lún sập đã phải xử lý khẩn cấp nhiều lần và phải xuất vật tư dự trữ, đá hộc, rọ thép, cấu kiện để xử lý khẩn cấp giờ đầu. Tại huyện Mỹ Lộc, đoạn đê khoảng 4 km đang lún, nứt nghiêm trọng rất khó khăn trong công tác phòng chống thiên tai, bảo vệ đê điều.
Ông Thắng cho biết, Đoàn liên ngành đã kiến nghị các địa phương, sở, ngành liên quan nghiêm túc chấn chỉnh tồn tại, hạn chế được chỉ ra trong báo cáo kết luận thanh tra. Đặc biệt, các cấp, ngành cần tăng cường kiểm tra, rà soát tình hình vi phạm pháp luật về đê điều và công trình thủy lợi trên địa bàn, tập trung xử lý dứt điểm nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
Được biết, mới đây, dù nằm ngoài vùng ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 10, Nam Định vẫn phải chịu những ảnh hưởng nặng nề do hoàn lưu cơn bão này. Theo thông tin từ Ban Phòng chống lũ lụt tỉnh Nam Định, có hơn 3.000 hộ dân đã được di chuyển đến nơi trú ẩn an toàn. Theo thống kê, chưa có thiệt hại về người nhưng đã gây thiệt hại về nông nghiệp và tài sản của người dân bị cuốn trôi, đồng thời sóng biển cuốn trôi nhiều khu vực đê xung yếu.
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tình trạng khai thác trái phép đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, khai thác vượt mốc giới, không đúng thiết kế, vượt công suất; việc kinh doanh mua bán khoáng sản không rõ nguồn gốc, qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý cơ bản đã được ngăn chặn, số lượng các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm và truy thu số lợi bất hợp pháp tăng gấp nhiều lần.
Hương Trà
18:24 11/12/2024(Thanh tra) - Qua thanh tra tại Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), Thanh tra Sở Tài chính An Giang đã chỉ ra nhiều bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ. Thanh tra Sở kiến nghị xử lý số tiền hơn 1,55 tỷ đồng, trong đó hơn 640 triệu đồng chưa chi trả theo chế độ quy định.
Cảnh Nhật
18:00 11/12/2024Văn Thanh
17:39 11/12/2024Thu Huyền
21:30 10/12/2024Nam Dũng
21:01 10/12/2024Hoàng Long
19:25 10/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà