Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại học Ngoại thương thực hiện kết luận thanh tra

Thứ ba, 12/11/2013 - 08:14

(Thanh tra)- Một số nghi vấn sai sót, sai phạm trong hoạt động tài chính, xây dựng, đào tạo tuyển sinh và công tác tuyển sinh của Trường Đại học (ĐH) Ngoại thương đã được Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) làm rõ. Hiện nay, Trường đang thực hiện kết luận của Thanh tra Bộ nhằm sớm ổn định và tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thúy, cán bộ của Trường có đơn gửi Báo Thanh tra phản ánh Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT bao che sai phạm... Sự thật có đúng như vậy?

Sinh viên Trường ĐH Ngoại thương sau giờ tan học. Ảnh: Thế Lữ

Có sai sót, sai phạm

Để làm rõ những nghi vấn trong hoạt động của Trường, Thanh tra Bộ GD&ĐT đã tiến hành thanh tra trong thời hạn 50 ngày. Ngày 16/7/2013, Thanh tra Bộ đã ban hành Kết luận số 548/KL-TTr do Chánh Thanh tra Nguyễn Huy Bằng ký. (Báo Thanh tra Cuối tháng 7/2013 đã phản ánh)

Việc công khai công tác thu, chi tài chính chưa được thực hiện đầy đủ theo biểu mẫu của Bộ Tài chính; Thông tư số 220 có hiệu lực từ tháng 1/2010, nhưng đến tháng 6/2010, Trường mới ban hành Quyết định số 1272 quy định mức sinh hoạt phí cho mỗi cán bộ, giảng viên. 

Về Dự án Mutrap, Trường chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản thỏa thuận về vốn đối ứng trước khi ký với các đối tác; quy chế chi tiêu nội bộ chưa có quy định chi tiết đối với cán bộ tham gia dự án MutrapIII; để các khoa tự quản lý tài chính đối với các lớp ôn luyện thi sau đại học là không đúng với quy chế chi tiêu nội bộ. 

Trường chưa thực hiện đầy đủ các quy định tại Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn đấu thầu. 

Về công tác tổ chức cán bộ, Ban Giám hiệu ít tổ chức các cuộc họp toàn thể ảnh hưởng đến việc phát huy vai trò tập thể, chưa thực hiện đúng quy định về việc họp xét chỉ tiêu tuyển dụng; chưa xây dựng được quy trình bổ nhiệm cán bộ của Trường...

Thanh tra Bộ cũng chỉ ra một số nguyên nhân chủ quan như nhận thức của Trường về tự chủ và tự chịu trách nhiệm cũng như một số quy định của pháp luật chưa đầy đủ, dẫn đến việc thực hiện chưa đúng; Ban Giám hiệu có biểu hiện mất đoàn kết, nhất là thời gian gần đây. Về nguyên nhân khách quan: Một số văn bản hướng dẫn chỉ đạo của Nhà nước, của Bộ còn thiếu đồng bộ...

Về trách nhiệm, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung về những thiếu sót, sai phạm nêu trên và chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tổ chức cán bộ; các Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm về những thiếu sót trong phạm vi trách nhiệm được Hiệu trưởng phân công. 

Từ thiếu sót, sai phạm được chỉ ra, Thanh tra Bộ kiến nghị: Hiệu trưởng Trường rà soát các văn bản nội bộ để sửa đổi, bổ sung phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế của Trường; tạm dừng việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức miễn nhiệm... viên chức lãnh đạo cho đến khi Trường ban hành được văn bản quy định quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển... viên chức lãnh đạo; tiến hành rà soát một số cán bộ cấp phó đơn vị đã bổ nhiệm thiếu quy trình để làm thủ tục xin ý kiến Đảng ủy. Trường hợp Đảng ủy không thông qua thì đề xuất phương án thay thế; kiện toàn tổ chức và hoạt động tự thanh tra của Trường.

Hiệu trưởng Trường tự kiểm điểm và chỉ đạo các Phó Hiệu trưởng, các đơn vị, cá nhân có liên quan không hoàn thành trách nhiệm tham mưu, giúp việc kiểm điểm; xem xét xử lý kỷ luật theo thẩm quyền hoặc đề xuất xử lý kỷ luật đối với các cá nhân đã để xảy ra thiếu sót, sai phạm như đã kết luận.

Đang sửa sai

Bộ GD&ĐT cho biết, thực hiện kết luận của Thanh tra Bộ, Trường ĐH Ngoại thương đang quyết tâm sửa sai. 

Ngày 23/10/2013, ĐH Ngoại thương đã có Báo cáo số 410/BC-ĐHNT gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về kế hoạch thực hiện kết luận thanh tra (đã được Đảng ủy Nhà trường thông qua) gồm 9 đầu việc. Một số việc đã được thực hiện như: Đối với viên chức quản lý, Trường đã tổ chức kiểm điểm nghiêm túc từng cá nhân; 100% viên chức quản lý (bỏ phiếu kín) thống nhất: Các viên chức quản lý chưa đến mức xem xét xử lý kỷ luật và kiến nghị Hiệu trưởng không thành lập Hội đồng Kỷ luật. Đối với viên chức, sau khi từng cá nhân tự đọc bản kiểm điểm và góp ý, 100% viên chức (bỏ phiếu kín) đề xuất viên chức chưa đến mức xem xét xử lý kỷ luật, đồng thời kiến nghị Hiệu trưởng không thành lập Hội đồng Kỷ luật. Căn cứ vào kết quả lấy ý kiến bằng phiếu kín và kiến nghị của 2 cuộc họp nêu trên, Hiệu trưởng nghiêm khắc phê bình và đề nghị các viên chức quản lý và viên chức nghiêm túc tự phê bình và kịp thời rút kinh nghiệm.

Nhà trường đã thực hiện rà soát các văn bản nội bộ, phân công các đơn vị thực hiện sửa đổi bổ sung 23 văn bản do Trường ban hành; đồng thời bổ sung, sửa đổi và ban hành các quy định khác trong Trường. Hiệu trưởng ký quyết định ban hành quy định về quản lý tài chính đối với việc mở các lớp đào tạo ngắn hạn. Hiện, Trường đã soạn thảo và lấy ý kiến đóng góp từ các đơn vị trong và ngoài Trường cho dự thảo... Sửa đổi bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm vào tháng 12/2013, đồng thời soạn thảo và sớm ban hành quy chế làm việc trong Ban Giám hiệu.

Ngày 11/10/2013, Tổ Công tác của Bộ GD&ĐT đã về Trường dự và điều hành cuộc họp kiểm điểm công chức. Ban Giám hiệu và các tổ chức của Trường đã thẳng thắn kiểm điểm và rút kinh nghiệm (đặc biệt là các thành viên của Ban Giám hiệu). Các thành viên tham dự cũng đã thẳng thắn góp ý trên tinh thần xây dựng với mong muốn Trường sớm ổn định và tiếp tục phát triển. 

Tuy nhiên, sau cuộc họp này, bà Nguyễn Thị Thúy, một cán bộ của Khoa Đào tạo - Tại chức đã có đơn gửi Báo Thanh tra phản ánh việc vi phạm pháp luật của Hiệu trưởng Hoàng Văn Châu và Hiệu phó Đào Thị Thu Giang. Bà Thúy cho rằng, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ đã bao che cho vi phạm của hai người này.  

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra về đơn thư của bà Nguyễn Thị Thúy, ông Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy ĐH Ngoại thương cho rằng: “Do động cơ khác nhau, quan điểm khác nhau về sự việc nên có nhận thức khác nhau về kết luận của thanh tra. Công dân có quyền và tự chịu trách nhiệm về vấn đề mà họ tố cáo, phải có bằng chứng chứ không thể quy kết”.

Qua tìm hiểu, đơn kiến nghị của bà Thúy không có những thông tin gì mới so với những thông tin mà trước đó đoàn thanh tra đã tiếp nhận và xử lý. 

Điều 42 Luật Thanh tra: Trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra, thành viên khác của đoàn thanh tra mà không hoàn thành nhiệm vụ thanh tra hoặc cố ý không phát hiện hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý mà không xử lý, không kiến nghị việc xử lý hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật về thanh tra thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Thế Lữ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Làm rõ trách nhiệm để xảy ra khuyết điểm và thiếu sót sau thanh tra ở Con Cuông

Nghệ An: Làm rõ trách nhiệm để xảy ra khuyết điểm và thiếu sót sau thanh tra ở Con Cuông

(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Nghệ An vừa ban hành kết luận thanh tra về trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Con Cuông trong việc chấp hành pháp luật thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) và phòng, chống tham nhũng (PCTN); việc thực thi công vụ, nhiệm vụ cán bộ, công chức, viên chức.

Văn Thanh

19:00 11/12/2024
Quản lý cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Quản lý cấp phép khoáng sản làm vật liệu xây dựng

(Thanh tra) - Tình trạng khai thác trái phép đặc biệt là cát, sỏi lòng sông, khai thác vượt mốc giới, không đúng thiết kế, vượt công suất; việc kinh doanh mua bán khoáng sản không rõ nguồn gốc, qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý cơ bản đã được ngăn chặn, số lượng các tổ chức, cá nhân bị xử lý vi phạm và truy thu số lợi bất hợp pháp tăng gấp nhiều lần.

Hương Trà

18:24 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm