Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 24/07/2015 - 10:38
(Thanh tra)- Báo Thanh tra số 48, phát hành ngày 16/6/2015 có bài “Hưng Yên: Thành phố “phớt lờ” chỉ đạo của tỉnh?”, phản ánh việc chậm trễ giải quyết đơn thư công dân (về việc đòi nhà, đất của ông Lâm Thành Dũng trú tại số nhà 141 với bà Chu Thị Cúc thường trú tại số nhà 139 phố Điện Biên, phường Lê Lợi, TP Hưng Yên) của UBND TP Hưng Yên, cho dù UBND tỉnh này nhiều lần có văn bản chỉ đạo.
Đại diện lãnh đạo UBND TP Hưng Yên làm việc với Báo Thanh tra. Ảnh: T.Q
Sau khi Báo phát hành, UBND TP Hưng Yên có Văn bản số 636/UBND-TTr ngày 1/7/2015 gửi Báo Thanh tra về việc tiếp thu, báo cáo giải trình và đề nghị cải chính nội dung đối với bài báo.
Tuy nhiên, qua nghiên cứu văn bản này, chúng tôi thấy rằng, không có cơ sở để cải chính. Chúng tôi đã có văn bản mời đại diện UBND TP Hưng Yên làm việc.
Tại buổi làm việc sáng ngày 21/7, đại diện UBND TP Hưng Yên cũng không lý giải được nhiều nội dung bất hợp lý trong quá trình địa phương giải quyết vụ việc, thông qua chính các tài liệu mà họ cầm theo chuyển tới Báo Thanh tra để yêu cầu cải chính.
Sau 10 năm, đoàn thanh tra vẫn “chưa có kết quả cụ thể”
Theo Văn bản số 636, UBND TP Hưng Yên nêu 3 vấn đề.
Thứ nhất việc tranh chấp đất này, nhiều năm nay UBND TP đã lập đoàn thanh tra nhưng chưa có kết quả cụ thể (sự việc xảy ra từ năm 2005).
Thứ hai, ngày 7/11/2014, UBND tỉnh Hưng yên có Công văn 1976 yêu cầu UBND TP Hưng Yên cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho bà Cúc hạn trước 25/11/2014; ngày 31/12/2014 UBND tỉnh tiếp tục có Công văn 2279 yêu cầu TP cấp GCNQSDĐ cho bà Cúc hạn trước ngày 15/1/2015. Tuy nhiên, đến ngày 31/12/2014 UBND tỉnh lại có Công văn 2287 thay thế Công văn 2279, bổ sung nội dung: Xác minh thêm kiến nghị của ông Dũng, cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình theo quy định của pháp luật.
UBND TP Hưng Yên cho rằng: “Công văn số 2287/UBND-KT2 đã không yêu cầu về thời hạn xem xét cấp GCNQSDĐ mà yêu cầu việc cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, phải theo quy định của pháp luật”.
Thứ ba, việc không thực hiện Văn bản 408 của Tổng Cục Quản lý Đất đai (nhận định không có cơ sở cho đề nghị đòi đất của ông Dũng; bà Cúc có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ) vì Thanh tra Bộ Tài nguyên Môi trường (TN-MT) có trả lời ông Dũng: Văn bản 408 chỉ là văn bản trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ.
Với ba nội dung chính trên, UBND TP Hưng Yên khẳng định: Chưa xem xét cấp GCNQSDĐ cho bà Cúc là có căn cứ và đúng quy định của pháp luật.
Chúng tôi cho rằng, sự việc xảy ra từ năm 2005, bị kéo dài đến nay chưa giải quyết xong, trách nhiệm và lỗi trước tiên là của UBND TP Hưng Yên.
Bởi, ngay từ khi mới phát sinh việc đòi nhà, đất của ông Dũng vào năm 2005, UBND thị xã (nay là TP) Hưng Yên đã giao việc cho Phòng TN-MT giải quyết. Ngày 21/10/2005, Phòng TN-MT đã có Tờ trình số 29 báo cáo về vụ việc, với nhận định: “… Không thừa nhận việc ông Lâm Thành Dũng đòi một phần đất của thửa đất gia đình bà Cúc sử dụng”.
UBND phường Lê Lợi và các ngành chức năng thống nhất đề nghị UBND thị xã Hưng Yên xem xét, cấp GCNQSDĐ, cấp phép xây dựng cho gia đình bà Cúc mà không cần phải có chữ ký giáp ranh mốc giới của ông Dũng.
Tại Tờ trình này có bút phê của lãnh đạo UBND thị xã Hưng Yên “Chuyển Phòng TN-MT làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho gia đình bà Chu Thị Cúc”.
UBND TP Hưng Yên chưa làm hết trách nhiệm
Sự việc đã rất rõ ràng, nhưng việc cấp GCNQSDĐ vẫn không được triển khai thực hiện. Sau đó, UBND TP Hưng Yên có thành lập 2 đoàn công tác, đều kiến nghị 2 hộ tự đưa ra Tòa giải quyết.
Năm 2012, ông Dũng khởi kiện vụ việc ra TAND TP Hưng Yên. Nhưng ngày 20/11/2012, TAND TP Hưng Yên đã có Thông báo 154, trả lại đơn kiện vì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Đến cuối năm 2013, UBND TP Hưng yên có văn bản xin Tổng cục Quản lý đất đai cho ý kiến về vụ việc này. Tổng cục Quản lý đất đai có Văn bản 408 trả lời với nội dung giống kết luận của liên ngành tại Tờ trình số 29 của Phòng TN-MT như đã nêu ở trên. Hơn nữa, văn bản này còn nêu rõ, ông Dũng cũng không phải chủ đất (đất có nguồn gốc địa chủ, bị Nhà nước thu hồi đợt cải cách 1954, 1955) nên ông Dũng không có quyền đòi đất. Không có cơ sở xếp trường hợp này là vụ việc tranh chấp đất đai để giải quyết.
Đến tháng 7/2014, UBND TP Hưng Yên lại có văn bản hỏi Tổng cục Quản lý đất đai về vụ này một lần nữa. Kết quả trả lời tại Văn bản 1304 của đơn vị này vẫn giữ nguyên tinh thần của Văn bản 408.
Trong trường hợp này, Văn bản 408 chỉ là “trao đổi nghiệp vụ” theo đúng quy định của pháp luật. Còn việc UBND TP Hưng Yên chưa thực hiện thì đó là trách nhiệm của địa phương.
Về các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh Hưng Yên cũng không có gì sai. Nhưng UBND TP Hưng Yên lại lấy nội dung (không còn quy định hạn thực hiện) để chậm trễ giải quyết việc của dân là không đúng.
UBND TP Hưng Yên cho rằng, đang có tổ công tác giải quyết để nhận định Báo Thanh tra nêu nội dung “phớt lờ chỉ đạo của tỉnh” cần phải cải chính là chưa phù hợp. Bởi lẽ, ngày 26/12/2014, UBND TP Hưng Yên có Quyết định 3948 thành lập tổ công tác kiểm tra xác minh theo nội dung đề nghị của công dân; thời gian kiểm tra là 30 ngày làm việc. Tính đến thời điểm UBND TP Hưng Yên có Văn bản 636, Tổ công tác này đã hoạt động quá quy định 6 tháng và cũng chưa biết bao giờ xong (đồng chí Nguyễn Minh Tân, Trưởng phòng TN-MT - Tổ trưởng Tổ Công tác 3948 không trả lời được câu hỏi này).
Với những nội dung nêu trên, UBND TP Hưng Yên chưa làm hết trách nhiệm của mình theo quy định của pháp luật.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục phản ánh về vụ việc này.
Phóng viên Báo Thanh tra tác nghiệp đúng quy định
Báo Thanh tra có nhận được đơn của ông Lâm Thành Dũng, cho rằng nội dung bài báo “Hưng Yên: Thành phố “phớt lờ” chỉ đạo của tỉnh?” 100% không đúng sự thật. Tuy nhiên, ông Dũng không chứng minh được việc sai sự thật của bài báo này.
Việc phóng viên chụp ảnh hiện trạng ngôi nhà sắp bị sụp của bà Cúc (do UBND TP Hưng Yên không cho phép cải tạo, sửa chữa suốt 10 năm qua…) là hoạt động đúng quy định.
Đoạn viết: “Dư luận đặt câu hỏi, phải chăng vì ông Nguyễn Tuấn Cường - Chủ tịch UBND TP Hưng Yên là con rể ông Lâm Thành Dũng nên không thể thực hiện chỉ đạo của cấp trên?” là thông tin của nhiều bạn đọc gửi tới Báo. Theo quy định tại Điều 7 Luật Báo chí, phóng viên, nhà báo và cơ quan báo chí “có quyền và nghĩa vụ không tiết lộ tên người cung cấp thông tin nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện KSND hoặc Chánh án TAND cấp tỉnh và tương đương trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng” (chỉ được truy nguồn tin để phục vụ việc truy tố, xét xử một vụ án hình sự có tội danh rơi vào khung hình phạt từ 7 năm tù trở lên).
B.B.Đ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hoá Nguyễn Văn Thi vừa có văn bản về việc giải quyết đề nghị của Hiệp hội Phát triển chợ tỉnh về quản lý, chấm dứt tình trạng tổ chức kinh doanh chợ dưới dạng hộ gia đình, nhóm và chợ có trên địa bàn tỉnh.
Hương Trà
09:54 05/12/2024(Thanh tra) - Khi việc phân cấp quản lý chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng đang còn có lúng túng, chưa thống nhất khiến dư luận quan tâm trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Trị đã nêu rõ “phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục và của người đứng đầu cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh đến huyện…”.
Minh Tân
21:00 02/12/2024Lê Hữu Chính
14:13 27/11/2024Hải Viên
08:15 26/11/2024Thanh Hoa
11:21 11/11/2024Khánh Anh
15:00 04/11/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang