Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 21/09/2015 - 06:03
(Thanh tra) - Cách đây 70 năm, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lập Ban Thanh tra đặc biệt, mở ra những trang sử vàng của ngành Thanh tra. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời và trở thành Ngày Truyền thống của ngành Thanh tra Việt Nam.
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Trong suốt 70 năm xây dựng, trưởng thành, hoạt động của ngành Thanh tra luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Với nhiều tên gọi khác nhau như: Ban Thanh tra đặc biệt (1945 - 1948), Ban Thanh tra Chính phủ (1949 - 1954), Ban Thanh tra Trung ương của Chính phủ (1955 - 1960), Ủy ban Thanh tra của Chính phủ (1961 - 1983), Ủy ban Thanh tra Nhà nước (1984 - 1989), Thanh tra Nhà nước (1990 - 2004), Thanh tra Chính phủ (từ năm 2004 đến nay), cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra Việt Nam luôn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh chính trị thể hiện được vai trò nòng cốt trong đấu tranh, phòng ngừa, xử lý vi phạm, chấn chỉnh quản lý, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Thanh tra là tai mắt của trên, là người bạn của dưới”.
Ngành Thanh tra đã bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội để làm rõ những vấn đề bất cập nảy sinh. Cùng với việc tăng cường công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, ngành Thanh tra tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện thể chế, đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới. Thanh tra Chính phủ đã tham mưu các cơ quan chức năng trình Quốc hội thông qua nhiều đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho hoạt động của ngành như: Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trong công tác thanh tra, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã tăng cường chỉ đạo, điều hành, quản lý Nhà nước về thanh tra; chủ động, tích cực và bám sát chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước để tiến hành thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc mà dư luận xã hội và nhân dân quan tâm.
Trong 5 năm qua, toàn ngành Thanh tra đã triển khai trên 37.395 cuộc thanh tra hành chính và trên 783.262 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành phát hiện sai phạm gần 180 nghìn tỷ đồng, 303.068 ha đất; kiến nghị thu hồi 119.383 tỷ đồng và 19.229 ha đất; kiến nghị xử lý khác 59.846 tỷ đồng và 284.380 ha đất; ban hành 945.961 quyết định xử lý vi phạm hành chính với số tiền 29.302 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 22.539 cá nhân; 6.460 tập thể, chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 297 vụ việc, 355 người.
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, ngành Thanh tra vừa làm tốt công tác quản lý Nhà nước về khiếu nại, tố cáo vừa tham mưu các cấp, các ngành triển khai thực hiện nghiêm túc, quyết liệt và tạo được sự chuyển biến tích cực, nhận thức, trách nhiệm trong tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Trong 5 năm qua cơ quan hành chính các cấp, các ngành đã tiếp 1.347.990 lượt người, trong đó có 20.282 đoàn đông người; tiếp nhận 476.469 đơn khiếu nại, tố cáo, đã giải quyết 207.805/239.647 vụ việc thuộc thẩm quyền, đạt 86%. Qua đó kiến nghị thu hồi cho Nhà nước, trả lại cho công dân 2.327 tỷ đồng; 1.147 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.947 người; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 186 vụ việc, 442 người.
Điểm tích cực là Thanh tra Chính phủ ban hành các Kế hoạch số 1130/KH-TTCP ngày 10/5/2012; số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 để hướng dẫn các ngành, các cấp tập trung kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại tồn đọng, bức xúc, kéo dài, đã giải quyết 512/528 vụ việc theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP đạt tỷ lệ 97%; kiểm tra rà soát 503 vụ việc theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP, trong đó có: 282 vụ việc đủ điều kiện chấm dứt thụ lý (52,9%), góp phần quan trọng làm cho tình hình khiếu nại tố cáo có xu hướng giảm dần, nhiều địa phương không phát sinh mới các vụ việc phức tạp, đông người.
Trong công tác phòng, chống tham nhũng, ngành Thanh tra cùng các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và đẩy mạnh việc thực hiện “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; xây dựng và hoàn thiện thể chế về phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện khá đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng...
Ngành Thanh tra gắn hoạt động thanh tra với phát hiện và xử lý tham nhũng, 5 năm qua đã phát hiện 441 vụ, 692 người có dấu hiệu tham nhũng với 769 tỷ đồng, 10 ha đất; kiến nghị thu hồi 745 tỷ đồng, 6,3 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 596 cá nhân, xử lý trách nhiệm 157 người đứng đầu; chuyển cơ quan điều tra 162 vụ, 272 người.
Việc thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế, thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng không ngừng được củng cố và tăng cường; thể hiện được quyết tâm chính trị, hành động thực tế trong phòng, chống tham nhũng.
Ngày 22/10/2012, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh và Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng dự Cuộc họp lần thứ 17 Ban Điều hành Sáng kiến ADB/OECD về chống tham nhũng khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Hội thảo khu vực lần thứ 11 của Sáng kiến. Ảnh: Hương Giang
Trong công tác xây dựng ngành, ngành Thanh tra đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành các quy trình nghiệp vụ, các quy chế phối hợp với các cơ quan Trung ương, quy chế về quản lý, điều hành nội bộ và nhiều đề án mang tầm chiến lược; xây dựng trình Chính phủ ban hành các nghị định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ, của thanh tra bộ, ngành Trung ương nhằm tạo lập cơ sở pháp lý trong tổ chức và hoạt động của ngành.
Đội ngũ cán bộ ngành Thanh tra đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về số lượng, chất lượng.
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên của Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra.
Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra cũng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Nhiệm kỳ vừa qua, Thanh tra Chính phủ vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đến đến thăm, làm việc. Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đều có chung nhận định về những bước phát triển của ngành Thanh tra trong những năm qua, khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp lớn lao của ngành Thanh tra vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chặng đường xây dựng và trưởng thành của Thanh tra Việt Nam trong 70 năm qua rất đáng tự hào. Nhiều tập thể và cá nhân của ngành Thanh tra vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng nhiều Huân, Huy chương và nhiều phần thưởng cao quý khác. Ngành Thanh tra được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh năm 1990, được tặng thưởng Huân chương Sao vàng năm 2010 và ngày hôm nay lại vinh dự được đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất.
Có được những thành tựu to lớn đó là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự phối hợp giúp đỡ của các ngành, các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của lớp lớp các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Thanh tra, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
Quang cảnh một buổi họp báo về công tác thanh tra. Ảnh: Nguyễn Dung
Phát huy hơn nữa vai trò của thanh tra, không ngừng đổi mới và nâng cao hiệu quả trong hoạt động thanh tra, ngành Thanh tra cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Một là, tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và những lĩnh vực có liên quan; bảo đảm hoạt động của thanh tra ngày càng hiệu quả theo hướng tập trung cao, từng bước chuyên nghiệp.
Hai là, trong công tác thanh tra cần bám sát kế hoạch, kịp thời, thanh tra đột xuất, tập trung vào những lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng, tiêu cực nhằm phát hiện, chấn chỉnh những sơ hở, bất cập trong quản lý, xử lý các hành vi vi phạm, tiêu cực cũng như kiến nghị sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho phù hợp. Chú ý nâng cao chất lượng công tác thanh tra, bảo đảm kết luận thanh tra chính xác, khách quan, đúng pháp luật, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra.
Ba là, trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thực hiện đồng bộ các giải pháp và các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết các vụ khiếu kiện đông người, phức tạp, kéo dài.
Bốn là, trong công tác phòng, chống tham nhũng có giải pháp đồng bộ, tiến hành quyết liệt hơn, để tạo chuyển biến rõ rệt. Chủ động, tích cực hướng dẫn, đôn đốc, triển khai các biện pháp phòng ngừa. Đồng thời đẩy mạnh phát hiện, xử lý tham nhũng và có biện pháp kiên quyết thu hồi tài sản tham nhũng.
Năm là, tập trung củng cố tổ chức bộ máy, kiện toàn đội ngũ cán bộ, chấn chỉnh lề lối làm việc, tăng cường đoàn kết, thống nhất; kiên quyết làm trong sạch, lành mạnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành xây dựng lực lượng thanh tra có bản lĩnh, có dũng khí, vì lợi ích của chế độ, của nhân dân, tiếp tục đổi mới phong cách, công tác chỉ đạo, điều hành; tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành, các cấp trong công tác. Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Chiến lược Phát triển ngành Thanh tra đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2035 để làm cơ sở cho hoàn thiện thể chế, đổi mới tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra và tạo tiền đề phát triển vững chắc cho ngành Thanh tra trong tương lai.
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng,
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân