Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao vi phạm tải trọng xe vẫn diễn biến phức tạp?

Trần Quý

Thứ hai, 24/07/2023 - 16:33

(Thanh tra) - Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT; Thanh tra Bộ GTVT, Thanh tra chuyên ngành Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã triển khai nhiều giải pháp trong công tác thanh tra, kiểm tra và đã đạt được những kết quả nhất định.

Vì sao vi phạm tải trọng xe vẫn diễn biến phức tạp? Ảnh: TQ

Tuy nhiên, tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn cả nước nói chung và tình trạng vi phạm tải trọng nói riêng vẫn có nhiều diễn biến phức tạp.

Theo bà Hoàng Hồng Hạnh - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Pháp chế, Thanh tra Cục ĐBVN, nguyên nhân dẫn đến việc vi phạm trật tự ATGT nói chung và vi phạm tải trọng xe nói riêng là do: Luật Thanh tra đã được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 14/11/2022 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2023, nhưng hiện chưa có hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Tthanh tra giao thông. Một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan còn đang được hoàn thiện, dẫn đến còn vướng mắc về cơ sở pháp lý, chế tài xử phạt. Các chế tài để xử lý vi phạm còn chưa đồng bộ, phương tiện, thiết bị nghiệp vụ của thanh tra giao thông còn thiếu, chưa kiểm soát được toàn bộ các tuyến đường để ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi vi phạm.

Ý thức chấp hành pháp luật về trật tự ATGT đường bộ của một bộ phận người dân còn hạn chế, chưa nghiêm, thậm chí cố tình vi phạm, nhất là trong công tác lấn chiếm hành lang đường bộ, đấu nối đường bộ, tải trọng phương tiện. Một số tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm khi bị kiểm tra thường tìm mọi cách né tránh, giấu xe, cho người theo dõi tổ kiểm tra tải trọng xe (KTTTX) hoặc khi bị kiểm tra thì chỉ đạo lái xe, phụ xe không chấp hành, đóng cửa xe bỏ đi, lôi kéo nhiều người chống đối, gây rối, cản trở các lực lượng làm công tác kiểm soát trải trọng xe (KSTTX).

Lực lượng thanh tra chuyên ngành giao thông tăng cường công tác KTTTX. Ảnh: TQ

Việc kiểm tra và xử lý vi phạm về trật tự ATGT đường bộ, bốc xếp hàng hóa lên phương tiện tại các cơ sở đầu nguồn hàng, kho bãi, bến cảng chưa được duy trì thường xuyên, liên tục, do cần phải có sự phối hợp với các sở, ngành, chính quyền địa phương, dẫn đến kết quả còn hạn chế.

Do hoạt động đã gần 9 năm, khi mưa lớn, nắng nóng, nhà, mái che không có, số lượng xe vào cân kiểm tra nhiều, trình độ lực lượng vận hành, quản lý thiết bị cân hạn chế, nên thiết bị hay bị hư hỏng, một số bộ cân KTTTX lưu động phải sửa chữa, thay thế. Nhà thầu sửa chữa chỉ có trụ sở ở Hà Nội nên việc đưa các thiết bị cân đi sửa chữa, thay thế mất nhiều thời gian (từ hàng chục ngày đến 1 tháng hoặc lâu hơn).

Mô hình trạm KTTTX cố định 2 cấp cân có cơ sở vật chất và bộ máy quản lý, vận hành và xử lý vi phạm tại trạm quá lớn (lên tới gần 60 người); chi phí duy trì hoạt động và bảo trì trạm hàng năm lớn (hơn 5 tỷ đồng mỗi năm), chưa kể sửa chữa đột xuất. Mô hình trạm KTTTX lưu động hoạt động hiệu quả nhưng chí phí hoạt động và nhân sự khá cao; không kiểm soát được toàn bộ số xe quá tải qua trạm (chỉ những xe mà lực lượng chức năng nghi ngờ có dấu hiệu vượt quá tải trọng mới được yêu cầu đưa vào cân kiểm tra tải trọng); trạm không hoạt động thường xuyên và bị hạn chế bởi thời tiết như mưa bão; xe quá tải vượt trạm khi lực lượng chức năng nghỉ, thay ca hoặc lái xe cố tình cho xe vượt trạm... Trong khi đó mô hình thí điểm hệ thống cân KTTTX cố định, tự động 1 cấp cân rất hiệu quả nhưng chưa quy định trong QCVN 66:2013/BGTVT nên chưa có cơ sở đầu tư, lắp đặt, vận hành trên cả nước…

Để từng bước hạn chế vi phạm ATGT trên địa bàn cả nước nói chung và tình trạng vi phạm tải trọng nói riêng, theo bà Hoàng Hồng Hạnh, trong thời gian tới, Cục ĐBVN tiếp tục chủ động rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định về bảo vệ trật tự ATGT đường bộ và KSTTX cơ giới đường bộ, trọng tâm là Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), các văn bản hướng dẫn thi hành, quy chuẩn thay thế QCVN 66:2013/BGTVT về trạm KTTTX; sửa tên cơ quan được giao thực hiện chức năng chuyên ngành để thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định số 57/2013/NĐ-CP; sửa đổi các chức danh có thẩm quyền xử phạt tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP…

Tiếp tục duy trì các trạm cân nhằm giảm thiểu tình trạng vi phạm trải trọng xe. Ảnh: TQ

Tổ chức thực hiện, bảo đảm hoàn thành 100% kế hoạch thanh tra năm 2023 đã được Bộ GTVT phê duyệt. Rà soát, điểu chỉnh kế hoạch kiểm tra năm 2023 của Cục ĐBVN (nếu cần thiết) cho phù hợp với thực tế, có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo với các nội dung đã được thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cấp có thẩm quyền; tổ chức thực hiện 100% kế hoạch kiểm tra được phê duyệt (bao gồm cả kế hoạch kiểm tra, giám sát các trạm thu phí đường bộ).

Nghiên cứu, chủ động sắp xếp, kiện toàn hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy, nhân sự làm công tác thanh tra giao thông đường bộ.

Về công tác KTTTX, khẩn trương triển khai đồng bộ các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp về công tác KTTTX theo Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ, Kế hoạch số 4485/KH-BGTVT ngày 29/4/2023 của Bộ GTVT;

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động quản lý, giám sát, và kiểm soát tải trọng, hạ tầng giao thông.

Tăng cường các hoạt động hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp thực hiện công tác kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trong phạm vi quản lý. Quản lý chặt chẽ, xử lý nghiêm theo quy định và kiên quyết thu hồi giấy phép, phù hiệu vận tải đối với các doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật về giao thông, vi phạm về tải trọng xe.

Tiếp tục bố trí kinh phí, lực lượng, duy trì hoạt động của các trạm KTTTX lưu động và sử dụng bộ cân xách tay, tập trung kiểm tra tại các cơ sở đầu nguồn hàng như các cảng, bến thủy nội địa, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, các mỏ đá, mỏ vật liệu xây dựng, nhà máy xi măng...

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm