Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 16/12/2016 - 09:25
(Thanh tra)- Tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại (KN), Luật Tố cáo (TC) diễn ra ngày 15/12, ngành Thanh tra đã chỉ ra nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện các quy định của Luật KN như vấn đề chủ thể KN; ủy quyền KN hay nguyên tắc xác định thẩm quyền giải quyết TC…
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Luật KN, Luật TC diễn ra sáng ngày 15/12 tại Hà Nội. Ảnh: LN
Về chủ thể KN chưa được quy định thống nhất. Theo khoản 1, khoản 2, Điều 2 thì người nước ngoài và người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam không có quyền KN. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 1, Điều 3: “KN của cơ quan, tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam và việc giải quyết KN được áp dụng theo quy định của Luật này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác” thì cá nhân nước ngoài vẫn có quyền KN và thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật KN.
Bên cạnh đó việc quy định chủ thể giải quyết KN cũng còn chưa thống nhất: Khoản 6, Điều 2 quy định: “Người giải quyết KN là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết KN”. Nhưng tại khoản 1 Điều 7 lại quy định: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại KN lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”. Quy định trên không thống nhất với quy định thẩm quyền giải quyết được ghi nhận từ Điều 17 đến Điều 26 (chỉ xác định thẩm quyền của cá nhân mà không quy định thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức).
Về ủy quyền KN, điểm a, khoản 1, Điều 12, Luật KN quy định: “Trường hợp người KN ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình KN thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc KN”. Trên thực tế có nhiều trường hợp ủy quyền cho người khác nhưng trong giấy ủy quyền không ghi rõ lý do ủy quyền, không thống nhất về mẫu giấy ủy quyền và cơ quan xác nhận việc ủy quyền, chưa có quy định cụ thể về “lý do khách quan khác” hoặc “người khác có năng lực hành vi dân sự” để thực hiện việc ủy quyền. Do đó đã gây khó khăn trong việc thực hiện của công dân và việc xử lý của cơ quan chức năng.
Hay như việc ủy quyền cho luật sư, về đại diện thực hiện việc KN. Trong quá trình tổ chức thực hiện còn không thống nhất. Trên thực tế có nhiều trường hợp phát sinh nhưng chưa được pháp luật quy định.
Về quyền của người KN, của luật sư, trợ giúp viên pháp lý, Luật KN có quy định người KN ngoài việc có quyền nhờ luật sư tư vấn về pháp luật còn có thể ủy quyền cho luật sư KN để bảo vệ, quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu là người thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật thì được trợ giúp viên pháp lý tư vấn về pháp luật hoặc ủy quyền cho trợ giúp viên pháp lý KN để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, Luật chưa có hướng dẫn cụ thể về quyền và nghĩa vụ của luật sư, trợ giúp viên pháp lý, phạm vi được ủy quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khi có yêu cầu của luật sư như về yêu cầu cung cấp, sao chụp tài liệu…
Đối với việc tổ chức đối thoại, Khoản 2 Điều 30 quy định: “Người giải quyết KN có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với người KN, người bị KN, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan biết thời gian, nội dung và địa điểm đối thoại”. Trường hợp KN lần đầu thì người giải quyết KN lần đầu đồng thời là người bị KN, nên việc thông báo này là không phù hợp (người giải quyết KN thông báo bằng văn bản cho chính bản thân mình là người bị KN). Quy định này chỉ phù hợp khi cán bộ, công chức có hành vi hành chính bị KN thuộc quyền quản lý trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết KN theo quy định tại các Điều 17, 19, 20, 22, 23.
Mặt khác, theo Điều 39 quy định, trong quá trình giải quyết KN lần hai, người giải quyết KN tiến hành đối thoại với người KN, người bị KN, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhưng trên thực tế, khi người giải quyết KN lần hai là Chủ tịch ủy UBND cấp tỉnh, Bộ trưởng thì việc trực tiếp đối thoại là rất khó khăn và rất ít được thực hiện.
Bên cạnh đó, còn rất nhiều hạn chế, bất cập như về về hình thức KN, Luật KN và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định về hình thức mẫu đơn KN do vậy rất khó khăn khi hướng dẫn công dân. Điều 8 có quy định về nội dung khi KN bằng đơn nhưng lại chưa quy định đơn KN phải do công dân ký tên trực tiếp do vậy thời gian vừa qua xuất hiện rất nhiều đơn thư được sao chép, phô tô gửi đi nhiều cơ quan, tổ chức.
Đối với việc đình chỉ việc giải quyết KN, Luật KN chỉ quy định duy nhất trường hợp đình chỉ việc giải quyết KN khi người KN có đơn rút KN. Nhưng trong thực tế còn phát sinh nhiều trường hợp khách quan khác phải tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết.
Hay như về trình tự thủ tục giải quyết KN; về tổ chức thi hành quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật; về xử lý đối với các hành vi vi phạm; về xem xét lại quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật…
Lê Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân