Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 09/06/2016 - 16:56
(Thanh tra)- Ngày 9/6, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu, Trưởng Ban Soạn thảo Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN) (sửa đổi) đã chủ trì hội nghị lấy ý kiến thành viên Ban Soạn thảo về các nội dung cơ bản tại Dự thảo.
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu chủ trì hội nghị. Ảnh: Hoàng Long
Tập trung xây dựng Dự thảo Luật PCTN (sửa đổi)
Thông tin về tiến trình sửa đổi toàn diện Luật PCTN, Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu cho biết, nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sửa đổi Luật, Thanh tra Chính phủ chủ trì phối hợp cùng với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương gấp rút tổng kết 10 năm thực hiện Luật PCTN. Đến nay, cơ bản đã hoàn tất và chuẩn bị tổ chức hội nghị toàn quốc, dự kiến vào cuối tháng 6.
Những kết quả tổng kết thu được trên toàn quốc được Thanh tra Chính phủ, Thường trực Tổ Biên tập Luật rà soát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp, khả thi phục vụ việc sửa đổi toàn diện Luật PCTN.
Bên cạnh đó, Thường trực Tổ Biên tập cũng tổ chức nghiên cứu các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị về đẩy mạnh công tác PCTN và đề xuất làm việc trực tiếp với Ban Nội chính Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Trung ương để đưa ra các phương án thể chế hóa trong Dự thảo Luật PCTN (sửa đổi).
Nhằm khắc phục tồn tại như thời gian tổng kết ngắn, nguồn nhân lực hạn chế, lãnh đạo Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và huy động các chuyên gia, cán bộ giàu kinh nghiệm thực tiễn và lý luận về PCTN của cơ quan tham gia chuẩn bị Định hướng Sửa đổi toàn diện Luật PCTN xin ý kiến Chính phủ, Ban Nội chính Trung ương. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với Định hướng do Thanh tra Chính phủ chuẩn bị.
Đồng thời, Thường trực Tổ Biên tập cũng bước đầu xây dựng dược Dự thảo Luật và đã tổ chức 2 cuộc họp Tổ Biên tập gồm đại điện các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương để chuẩn bị Dự thảo Luật (sửa đổi) lần thứ 3 trình xin ý kiến của thành viên Ban Soạn thảo tại phiên họp lần này.
Tổng Thanh tra Chính phủ Phan Văn Sáu nhấn mạnh, quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng Dự thảo Luật là dựa trên kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật hiện hành và quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng về PCTN. Cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là các giải pháp đề ra trong Nghị quyết Trung ương 3 khóa X, Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, Kết luận Trung ương 5 khóa XI, Chỉ thị số 33-CT-TW, Chỉ thị số 50/CT/TW của Bộ Chính trị về PCTN và Văn kiện Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Thứ hai, về định hướng sửa đổi toàn diện Luật PCTN nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng và coi đây là nhiệm vụ then chốt, cơ bản và lâu dài. Sửa đổi, bổ sung có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các vấn đề mà thực tiễn công tác PCTN cho thấy đã rõ việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả nhằm tạo bước chuyển thực chất trong công tác PCTN.
Thứ ba, dự kiến các nội dung sửa đổi, bổ sung chính bao gồm: Việc bước đầu mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài Nhà nước; tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong PCTN; kiểm soát hiệu quả biến động tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn và có cơ chế phát hiện thu hồi tài sản tham nhũng…
Bổ sung, nâng cao hiệu quả các giải pháp PCTN
Tại hội nghị, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế đã trình bày các nội dung cơ bản tại Dự thảo Luật PCTN (sửa đổi) lần này.
Theo đó, Dự thảo Luật được bố cục gồm 10 Chương với 120 Điều. Dự thảo đã bổ sung đối tượng là “người giữ chức vụ lãnh đạo quản lý trong một số tổ chức, doanh nghiệp ngoài Nhà nước”. Như vậy, phạm vi điều chỉnh được mở rộng đối với các hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân ngoài khu vực Nhà nước.
Dự thảo cơ bản giữ nguyên 12 hành vi tham nhũng như quy định hiện hành, tuy nhiên có rà soát và điều chỉnh một số hành vi cho phù hợp.
Về các giải pháp phòng ngừa, Dự thảo đã quy định một chế định mới về chế độ liêm chính trên cơ sở tập hợp, hệ thống hóa một số nhóm quy định tại Luật hiện hành, gồm: Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, những việc cán bộ, công chưa không được làm; quy chế tặng, nhận quà; quy tắc đạo đức nghề nghiệp, đạo đức kinh doanh.
Cần nói thêm rằng, xây dựng liêm chính được coi là trụ cột của phòng, ngừa tham nhũng.
Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung quy định mới về giáo dục liêm chính, coi đây là nền tảng để giáo dục thế hệ trẻ hình thành nhân cách tốt để ngăn tham nhũng.
Vấn đề kiểm soát xung đột lợi ích là chế định mới được đưa ra tại Dự thảo lần này, đây cũng là vấn đề được đề cập đến trong Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
Đặc biệt, Dự thảo đã tách nhóm quy định về minh bạch tài sản, thu nhập thành một chương riêng (thay vì là một mục tại Chương II về Phòng ngừa tham nhũng tại Luật hiện hành) với tên gọi “Minh bạch và kiểm soát tài sản thu nhập” với nhiều quy định mới, có tính đột phá nhằm mục đích kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và một số đối tượng có chức vụ, quyền hạn khác. Đồng thời, quy định rõ việc kê khai, quản lý bản kê khai, theo dõi biến động, xác minh, xử lý vi phạm về minh bạch tài sản, thu nhập và xử lý tài sản, thu nhập không minh bạch.
Nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của nội dung này, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Tổ Biên tập xác định đây là nội dung trọng tâm nhất của Dự thảo Luật, là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất để ngăn ngừa tham nhũng. Các quy định mới được mong chờ khắc phục các hạn chế hiện nay làm cho việc kê khai còn hình thức, không giúp kiểm soát được tài sản biến động.
Ngoài ra, Dự thảo Luật lần này cũng bổ sung, chỉnh sửa nhiều quy định mới về công tác phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng, mô hình cơ quan, tổ chức PCTN, trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của xã hội… nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, PCTN.
Tại hội nghị, các đại biểu đánh giá cao nỗ lực của Thanh tra Chính phủ khi hoàn thành một khối lượng công việc rất lớn trong thời gian ngắn như vậy. Đồng thời cơ bản đồng tình, đánh giá cao các quy định mới tại Dự thảo Luật PCTN (sửa đổi) lần này.
Các đại biểu cũng bổ sung, đóng góp ý kiến thẳng thắn nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lượng Dự thảo Luật.
Hoàng Long
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân