Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/12/2019 - 23:05
(Thanh tra) - Ngày 19/11, Thanh tra Chính phủ tổ chức nghiệm thu đề tài cấp bộ "Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra theo yêu cầu của Chiến lược phát triển ngành Thanh tra” do TS.Trịnh Văn Toàn, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ Thanh tra làm chủ nhiệm. Phó Tổng Thanh tra Trần Văn Minh làm Chủ tịch Hội đồng Nghiệm thu.
TS. Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra đánh giá cao kết quả nghiên cứu của Ban Chủ nhiệm. Ảnh: TH
Theo Ban Chủ nhiệm đề tài, việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra nói chung và nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng ngành Thanh tra nói riêng là những vấn đề mang tính thời sự được đặt ra và được cụ thể hóa trong Chiến lược phát triển ngành Thanh tra đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 (Chiến lược), với mục tiêu chung nhằm: Xác lập địa vị pháp lý của các cơ quan Thanh tra phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tăng cường tính tập trung thống nhất, chủ động và tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động của ngành Thanh tra; xây dựng ngành Thanh tra, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm kỷ cương, liêm chính nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý.
Để thực hiện được những mục tiêu đó, Chiến lược đã đưa ra các giải pháp, trong đó một trong các nội dung được đặt ra là đổi mới công tác cán bộ; thực hiện luân chuyển, biệt phái cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan Thanh tra Nhà nước để đào tạo, rèn luyện qua các môi trường công tác, các lĩnh vực công tác; tăng cường cán bộ cho cơ sở, bổ sung cán bộ có thực tiễn cho cấp trên, kết hợp việc thực hiện chủ trương bố trí nhân sự Chánh Thanh tra tỉnh, TP trực thuộc T.Ư không là người địa phương
“Vì vậy, để đảm bảo cho việc triển khai Chiến lược hiệu quả, cần thiết phải nghiên cứu đổi mới chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra góp phần xây dựng đội ngũ công chức ngành Thanh tra chuyên nghiệp, hiện đại có đủ năng lực, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới” - Ban Chủ nhiệm nhấn mạnh .
Theo Ban Chủ nhiệm, việc nghiên cứu đề tài nhằm nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra theo Chiến lược phát triển ngành Thanh tra. Trên cơ sở đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra; cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra nhằm nâng cao năng lực thực thi công vụ trong thời gian tới.
Ngoài phần mở đầu, đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra theo yêu cầu của Chiến lược phát triển Ngành Thanh tra; Chương II: Thực trạng chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra và kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của một số Bộ, ngành; Chương III: Định hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra...
Toàn cảnh nghiệm thu. Ảnh: TH
Nhận xét về kết quả nghiên cứu của đề tài, Ủy viên phản biện Hội đồng Nghiệm thu, ThS. Trần Văn Tuấn, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho rằng, đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn của việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra theo yêu cầu của Chiến lược. Đề tài đã phân tích và làm rõ được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cả yếu tố bên trong và bên ngoài; đánh giá được thực trạng đội ngũ công chức ngành Thanh tra và chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra hiện nay…
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, để hoàn thiện nội dung nghiên cứu đề tài cần lưu ý một nội dung như: Tính cấp thiết của đề tài chưa phân tích được rõ nét cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài. Đề tài cần làm rõ công tác đào tạo, bồi dưỡng của ngành Thanh tra có gì khác biệt với các Bộ, ngành khác. Nhiều nội dung trong chương lý luận chung chưa rõ, có thể gây tranh cãi.
Ngoài ra, đề tài cần phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm bồi dưỡng và đào tạo, theo đó cần phải hiểu rõ mục đích hoạt động của Trường Cán bộ Thanh tra chính là bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho công chức ngành Thanh tra, qua đó để phân biệt với công tác đạo tạo tại các trường đại học có tính chuyên sâu khác.
Theo TS. Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học Thanh tra, Ủy viên phản biện Hội đồng nghiệm thu, đề tài đề tài đã đưa ra được những dự báo về công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của Chiến lược; chỉ ra được một số kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng của một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và địa phương có thể áp dụng trong đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra.
Tại phần lý luận, hầu hết các khái niệm đưa đều rườm rà, cần biên tập lại cho gọn hơn. Cần nhấn mạnh hai yếu tố hình thành ngành đó là tính hệ thống, ổn định trong tổ chức, bộ máy và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra theo Chiến lược cần luận giải rõ theo yêu cầu chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ cương, liêm chính, cần chỉ ra những đặc thù đối với công chức ngành Thanh tra so với công chức nói chung. Về các giải pháp khá toàn diện tuy nhiên cần làm nổi bật lên vấn đề: Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng giám sát, đánh giá hành chính; giải pháp cụ thể đối với từng loại hình đào tạo, các ngạch khác nhau…
GS.TS. Nguyễn Quốc Sửu - Trưởng Khoa Nhà nước, Pháp luật và Lý luận cơ sở, Học viện Hành chính Quốc gia nhận xét, kết quả nghiên cứu của đề tài phù hợp với cách tiếp cận, mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra. Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài là phù hợp. Chương I đã hệ thống hóa, tổng hợp làm rõ được cơ bản các vấn đề mà đề tài đề cập. Chương II, phần nào cho thấy được những tồn tại, hạn chế công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra hiện nay.
Phần mở đầu của đề tài cần viết lại nhằm trả lời được câu hỏi vì sao cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra. Ngoài ra, chương I nên bám vào các yếu tố cấu thành hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng, mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo qua đó làm tiền để để tạo khung pháp lý sang chương II.
Kết thúc buổi nghiệm thu, TS. Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhận xét, ông đánh giá cao trách nhiệm của Ban Chủ nhiệm đề tài khi có sự đầu tư nghiêm túc nghiên cứu đề tài trên. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu được trình bày rõ ràng; phương pháp nghiên cứu được thực hiện phù hợp; số liệu thông tin có tính mới, cập nhật đáng tin cậy.
Đề tài đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và chất lượng, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức ngành Thanh tra. Đề tài đã đánh giá được thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng; chỉ ra được những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân, đưa ra được những dự báo đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian tới.
Phần giải pháp, đề tài đã đưa ra được quan điểm, giải pháp phù hợp với yêu cầu đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng ngành Thanh tra. Các giải pháp đưa ra có tính toàn diện và có giá trị tham khảo và có tính ứng dụng vào hoạt động của ngành. Tuy nhiên, đề tài còn một số vấn đề cần được chỉnh sửa, bổ sung nhằm hoàn thiện về cả nội dung và hình thức của đề tài.
Hội đồng nghiệm thu đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp các ý kiến nhằm hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu và nộp cho cơ quan quản lý đề tài. Với những kết quả đạt được, Hội đồng nghiệm thu thống nhất chấm điểm Đề tài xếp loại Khá.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân