Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/09/2017 - 19:27
(Thanh tra) - Sáng 12/9, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội thảo đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo, liêm chính.
Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu
“Mọi ý kiến phân tích, bình luận, kiến nghị, đề xuất tâm huyết, có cơ sở khoa học và thực tiễn - đột phá, mạnh mẽ đều được tôn trọng, lắng nghe, chia sẻ, tranh luận, phản biện và sẽ được tập hợp đầy đủ nhằm xác lập luận cứ sửa đổi Luật Thanh tra, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản pháp luật có liên quan trong thời gian tới đây”, Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu phát biểu khai mạc.
Tại hội thảo, một trong những nội dung được các đại biểu đặt lên bàn “mổ xẻ” là kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra; chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quyền hạn của cơ quan và người đứng đầu cơ quan thanh tra Nhà nước…
Kiểm soát nội bộ rất hình thức
Theo TS Lê Tiến Hào, nguyên Phó Tổng Thanh tra, gần đây, trong hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành ngày càng xuất hiện tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu.
“Kiểm soát quyền lực trong hoạt động thanh tra rất cần thiết để chống lộng quyền, tiêu cực”, ông Hào nhấn mạnh.
Nguyên Phó Tổng Thanh tra cho rằng, để kiểm soát hoạt động thanh tra trước hết thông qua các biện pháp giám sát nội bộ như thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, phòng, chống tham nhũng của cơ quan thanh tra cấp trên với cơ quan thanh tra cấp dưới.
“Cần kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra; coi trọng việc giám sát trong nội bộ của cơ quan thanh tra”, TS Hào nói.
Tổng Thanh tra Phan Văn Sáu lưu ý, giám sát nội bộ hiện rất hình thức. Cho nên, sắp tới sửa Luật Thanh tra cần phải làm thế nào để giám sát nội bộ hiệu quả hơn, không hình thức nữa.
“Theo tôi, nếu cần thiết quy định đối tượng thanh tra là đối tượng giám sát đoàn thanh tra để tránh có tiêu cực. Khi kết thúc thanh tra, đối tượng thanh tra sẽ đánh giá đoàn thanh tra, ký biên bản và chịu trách nhiệm về điều đó”, Tổng Thanh tra gợi ý.
Nguyên Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Hào
Cùng với kiểm soát trong nội bộ, cần tăng cường giám sát từ bên ngoài như giám sát của mặt trận, đoàn thể, các cơ quan, tổ chức, người dân…
“Muốn kiểm soát có hiệu quả, các cơ quan thanh tra phải công khai hoạt động theo đúng quy định của pháp luật”, TS Lê Tiến Hào nhận định.
Thanh tra kiến nghị mạnh quá có khi “liệt vị”
Cơ quan thanh tra cũng phải tập trung vào hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra trách nhiệm, thanh tra công vụ, nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra.
“Phải chú trọng phát hiện những sơ hở, bất cập trong thể chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện nhằm loại bỏ “cơ chế xin - cho”, “ lợi ích nhóm”, thủ tục hành chính rườm rà gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp; đồng thời phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, kiểm soát quyền lực trong nội bộ các cơ quan hành chính nhà nước”, nguyên Phó Tổng Thanh tra nhấn mạnh thêm.
Khái quát về hoạt động thanh tra, theo ông Kiều Đình Thụ, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, hiện thanh tra chuyên ngành tương đối rõ, còn thanh tra hành chính thì khá chung chung.
Toàn cảnh hội thảo
“Thanh tra kinh tế xã hội của một tỉnh, thanh tra quản lý, sử dụng đất đai, thanh tra về công tác phòng, chống tham nhũng… biết bao nhiêu là vấn đề. Nội dung rất rộng, đội ngũ lại giới hạn, đó là thách thức với thanh tra chúng ta”, ông Thụ nêu.
Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ tiếp tục nói, hoạt động thanh tra rất trừu tượng, không rõ ràng, không cụ thể, do đó kết quả đưa lại chung chung, kiến nghị chung chung.
“Kiến nghị mạnh quá có khi “liệt vị” vì chưa chắc nắm hết được lĩnh vực, kiến nghị quá sâu có khi lại hỏng, kiến nghị vừa phải có khi lại không đánh trúng huyệt”, ông Thụ nhận định.
Theo ông Thụ, nếu xây dựng một luật điều chỉnh toàn bộ hoạt động thanh tra thì cần tách nội dung quy định về trình tự, thủ tục, hiệu quả của hoạt động thanh tra với các quy định về các cơ quan thanh tra trong bộ máy nhà nước với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được xác định; phải phân định rõ các cơ quan thanh tra trong bộ máy hành pháp, hành chính nhà nước và các hoạt động thanh tra khác.
“Dù sửa như thế nào, suy nghĩ thế nào thì đến giới hạn Hiến pháp năm 2013 phải quay trở lại, không được “xông” lên nữa”, ông Thụ chốt lại.
Sau 6 năm thực hiện, Luật Thanh tra năm 2010 đã bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế.
Như vấn đề lớn liên quan đến địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi hoạt động, mối quan hệ của các cơ quan, người đứng đầu các thanh tra Nhà nước… chưa được luật quy định phù hợp.
Hay nhiều vấn đề quan trọng, thiết yếu liên quan đến tổ chức, hoạt động thanh tra chưa được quy định rõ ràng, cụ thể làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra…
Hướng tới sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra năm 2010, Thanh tra Chính phủ chủ trương khuyến khích, động viên, phát huy trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành thanh tra, các cán bộ lãnh đạo, quản lý trên mọi lĩnh vực, các nhà khoa học và toàn thể nhân dân đề xuất, hiến kế các ý tưởng sáng tạo, khả thi cho nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng này, góp phần thực hiện xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân