Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 19/12/2019 - 23:09
(Thanh tra) – Chiều ngày 19/12, TS. Trần Văn Minh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ chủ trì buổi nghiệm thu đề tài khoa học cấp Bộ "Hoàn thiện pháp luật về tiếp công dân (TCD) ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" do TS. Nguyễn Văn Kim, nguyên quyền Vụ trưởng Vụ Pháp chế làm Chủ nhiệm.
Toàn cảnh buổi nghiệm thu. Ảnh: TH
Trình bày tại buổi nghiệm thu, TS. Nguyễn Văn Kim cho biết, đề tài có kết cấu làm ba Chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về TCD và pháp luật về TCD; Chương 2: Thực trạng pháp luật về TCD ở Việt Nam hiện nay; Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TCD.
TS. Nguyễn Văn Kim cho biết, dự báo tình hình và định hướng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về công tác TCD trong thời gian tới là tiếp tục đổi mới toàn diện trên các lĩnh vực mà trọng tâm là đổi mới kinh tế, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, mở rộng công khai, dân chủ, đấu tranh chống tham nhũng, tăng cường quan hệ quốc tế; các địa phương, bộ ngành tiếp tục triển khai thực hiện các dự án, liên quan đến việc thu hồi, đền bù, giải phóng mặt bằng; cơ cấu, phân tầng xã hội, thu nhập giữa các tầng lớp nhân dân có những biến động mạnh mẽ; tác động tiêu cực từ các yếu tố của xã hội đang vận động ảnh hưởng rất lớn đến các tầng lớp nhân dân, nhất là người nghèo, người yếu thế…
Từ những tình trạng nêu trên dẫn tới nhiều bất cập trong quản lý, điều hành và chính sách, pháp luật. Vì vậy, khiếu nại, tố cáo (KN, TC) vẫn gia tăng, nhiều vụ việc đông người, phức tạp kéo dài tiếp tục diễn ra trên phạm vi cả nước, đã xảy ra ở nhiều lĩnh vực. Đứng trước tình hình đó, công tác TCD nói riêng và công tác giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh nói chung phải đẩy mạnh và đổi mới mạnh mẽ, quán triệt sâu sắc sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Đề tài đưa ra các giải pháp hoàn thiện nội dung pháp luật về TCD. Theo đó, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị đối với công tác TCD; về trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác TCD; về mô hình tổ chức TCD; hoàn thiện quy định về trách nhiệm về TCD của các cơ quan của Quốc hội, HĐND các cấp, Đại biểu Quốc hội, Đại biểu HĐND các cấp; về TCD của TAND các cấp; các điều kiện bảo đảm cho hoạt động TCD…
Góp ý tại buổi nghiệm thu, ThS. Nguyễn Ánh Tuyết, Phó Trưởng Ban TCD Trung ương, Ủy viên phản biện 1 cho rằng, đề tài đã đi sâu nghiên cứu về những vướng mắc, hạn chế của Luật TCD thông qua các quy định về tổ chức, hoạt động TCD của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; về mô hình tổ chức của Trụ sở TCD; các biện pháp để đảm bảo cho hoạt động TCD thực sự hiệu quả… Qua đó để làm rõ tính cấp thiết phải nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về TCD. Kết quả nghiên cứu đã cơ bản đáp ứng mục tiêu theo yêu cầu, giải quyết được những đề được đặt ra trong nhiệm vụ nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về TCD.
Về phần lý luận, đề tài cần nêu rõ thêm đặc điểm của hoạt động TCD là đa dạng và phức tạp. Phần tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, đề tài có đề cập đến hoạt động tư vấn hành chính tại Nhật Bản, nên cập nhật thêm một số nước khác cho phong phú thông qua hoạt động hợp tác song phương với Thanh tra Chính phủ.
TS. Mai Văn Duẩn, Trưởng Ban TCD Bắc Ninh, Ủy viên phản biện 2 cho rằng, đề tài nghiên cứu công phu, nội dung bám sát mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu; các số liệu, thông tin được cập nhật đầy đủ, có độ chính xác cao, lượng thông tin nhiều, bao quát đầy đủ phạm vi nghiên cứu của đề tài; văn phong tương đối rõ ràng, bố cục hợp lý, chặt chẽ.
Theo TS. Mai Văn Duẩn, sẽ là hoàn hảo hơn nếu Ban chủ nhiệm đề tài đưa thêm định nghĩa về TCD, đặc điểm, nội dung của TCD; phần 1.5 về pháp luật TCD về việc tổ chức TCD của một số nước trên thế giới, Ban chủ nhiệm viết hơi chung chung, đề tài đề cập đến mô hình tư vấn hành chính của Nhật, tuy nhiên, chưa rút ra được những nét tương đồng, những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Kết luận buổi nghiệm thu, TS. Trần Văn Minh khẳng định, về cơ bản đề tài đã đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, luận giải một số vấn đề về TCD, làm rõ các tiêu chí đánh giá hoàn thiện pháp luật về TCD, đánh giá thực trạng và kiến nghị đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về TCD. Đề tài đã khái quát được quá trình hình thành, phát triển của pháp luật về TCD để đánh giá mức độ hoàn thiện và những hạn chế, bất cập theo các tiêu chí về nội dung và hình thức.
Mặt khác, tính cấp thiết của đề tài đã được Ban chủ nhiệm thể hiện rất rõ trong phần mở đầu, kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học cả về lý luận và thực tiễn; Ban chủ nhiệm rất hiểu sâu sắc về lĩnh vực đang nghiên cứu. Đề tài luận giải, đưa ra được quan điểm, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa về TCD. Ở Chương 1, đã giải quyết được 5 nhóm vấn đề lớn; Chương 2 và Chương 3 đưa ra đánh giá thực trạng công tác TCD và thực trạng của pháp luật rất sâu sắc.
Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu yêu cầu, Ban chủ nhiệm cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến nhằm hoàn thiện sản phẩm nghiên cứu như: Hoàn thiện thêm, bổ sung định nghĩa, ý nghĩa, khái niệm trong Chương 1; Cơ cấu lại các mục trong các Chương cho gọn hơn; quan tâm tới trách nhiệm của các chủ thể…
Với những kết quả nghiên cứu của đề tài đạt được, Hội đồng nghiệm thu thống nhất chấm điểm Đề tài xếp loại Khá.
Thái Hải
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân