Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 16/12/2016 - 11:24
(Thanh tra) - Tại Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Luật Khiếu nại (KN), Luật Tố cáo (TC) diễn ra ngày 15/12, nhiều đại biểu là lãnh đạo cơ quan hành chính và thanh tra bộ, ngành, địa phương đã nêu lên thực tiễn tổ chức công tác đối thoại trong giải quyết KN, những đề xuất hoàn thiện quy định về đối thoại; việc xem xét giải quyết lại các vụ việc đã có quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật; phối hợp trong công tác giải quyết KN, TC tại địa phương hay thực trạng và kiến nghị giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN, TC về đất đai…
* Chánh Thanh tra TP Hà Nội Nguyễn Văn Tuấn Dũng:
Người giải quyết KN lần hai phải đối thoại đối với những vụ việc phức tạp
Thời gian qua, lãnh đạo UBND TP đã nghiêm túc thực hiện quy định về tiếp công dân định kỳ; trực tiếp chủ trì nhiều cuộc đối thoại với công dân, chủ động nắm bắt tình hình và kịp thời chỉ đạo các đơn vị tập trung giải quyết, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho công dân, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn TP.
Thông qua đối thoại, người giải quyết KN sẽ kiểm tra, rà soát đủ các nội dung của vụ việc KN, quan điểm của người KN, nguyên nhân phát sinh vụ việc, trách nhiệm của từng cá nhân, từng cấp, từng ngành; những bất cập của pháp luật hay những hạn chế, vi phạm trong công tác quản lý Nhà nước khi ban hành quyết định hành chính hoặc thực hiện hành vi hành chính bị KN; qua đó giúp người giải quyết KN quyết định đúng đắn trong việc giải quyết KN.
Tuy nhiên, để việc tổ chức đối thoại đạt hiệu quả, Thanh tra TP Hà Nội kiến nghị cân nhắc để tham mưu sửa đổi quy định về việc tổ chức đối thoại lần hai trong Luật KN theo hướng: Đối với những vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thì người giải quyết KN lần hai phải tiến hành đối thoại. Còn đối với những vụ việc khác, người giải quyết KN lần hai được ủy quyền cho cấp phó hoặc người đứng đầu cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ xác minh nội dung KN để tổ chức đối thoại. Như vậy, sẽ đảm bảo cho việc giải quyết KN được thực hiện một cách kịp thời và khách quan, công khai, dân chủ, đồng thời không ảnh hưởng đến công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị.
* Phó Chánh Thanh tra TP Hồ Chí Minh Trần Đình Chữ:
Quy định cụ thể những trường hợp không xem xét lại việc KN
Từ khi Luật KN có hiệu lực đến nay, Thanh tra Chính phủ và một số Bộ ngành đã triển khai rất nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra về việc giải quyết KN trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, trong đó phần lớn vụ việc đã có quyết định giải quyết KN “cuối cùng” hoặc quyết định giải quyết KN lần hai của Chủ tịch UBND TP.
Để tạo sự nhất quán, đảm bảo hiệu quả thực hiện của quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật và hạn chế đến mức thấp nhất phát sinh những vụ việc phức tạp tồn đọng, kéo dài không cần thiết, cần phải xác định cụ thể những dấu hiệu vi phạm pháp luật làm cơ sở cho việc rà soát, đánh giá những hồ sơ KN đủ điều kiện được xem xét lại. Đồng thời quy định cụ thể những trường hợp không xem xét lại việc KN.
Bên cạnh đó, thực hiện một cơ chế duy nhất trong việc xem xét lại là “Thủ tướng Chính phủ giao Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ kiểm tra, xem xét lại vụ việc, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết; Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ”; không chuyển vụ việc về lại cơ quan đã ban hành quyết định giải quyết KN lần hai, quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực thi hành để xem xét.
Chi tiết trình tự, thủ tục xem xét lại vụ việc, trong đó nhất thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ trong trao đổi thông tin với cơ quan đã ban hành quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật (hoặc quyết định giải quyết KN lần hai) trước khi quyết định việc xem xét lại vụ việc; quy định cụ thể hình thức giải quyết và giá trị pháp lý khi đã ban hành thông báo chấm dứt không xem xét việc KN.
Ngoài ra, cần thực hiện hiệu quả việc “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sớm đưa vào sử dụng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về tiếp công dân, giải quyết KN, TC để việc tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết KN, TC kịp thời, chính xác”.
* Chánh Thanh tra TP Đà Nẵng Trần Huy Đức:
Phân công trách nhiệm cụ thể trong phối hợp tiếp dân và giải quyết KN, TC
Từ tháng 7/2012 đến 7/2016, các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trên địa bàn TP đã tiếp nhận 1.887 đơn KN, trong đó có 484 đơn thuộc thẩm, đã giải quyết 436 đơn/516 vụ việc, đạt tỷ lệ 90% và đã tiếp nhận 472 đơn TC, trong đó có 89 đơn thuộc thẩm quyền, đã giải quyết 88 đơn (đạt tỷ lệ 99%). Các cơ quan đã ban hành quyết định giải quyết KN, quyết định xử lý TC đúng theo quy định của pháp luật. Trường hợp người KN không đồng ý với quyết định giải quyết KN, các cơ quan đã hướng dẫn cho người KN thực hiện quyền KN tiếp theo hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại toà án.
Kết quả trên là nhờ có sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước với Đoàn Đại biểu Quốc hội, HĐND TP, Hội Nông dân, UBMTTQ các cấp, các cơ quan trong khối Nội chính... đã tạo ra sự thống nhất chung trong việc quản lý, chấp hành và giám sát hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận và giải quyết các KN, TC của người dân.
Mặc dù, Luật KN, Luật TC, Luật Tiếp công dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan đã quy định trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc giải quyết KN, TC và tiếp công dân, tuy nhiên các văn bản này vẫn còn quy định chung và chưa đề ra một cơ chế cụ thể để các cơ quan, tổ chức căn cứ thực hiện nhiệm vụ phối hợp, Thanh tra TP Đà Nẵng đề nghị Thanh tra Chính phủ nghiên cứu xây dưng Thông tư hướng dẫn việc phối hợp trong công tác giải quyết KN, TC theo hướng phân công trách nhiệm cụ thể cho các cơ quan, tổ chức và cán bộ phối hợp để các cơ quan, tổ chức làm căn cứ đề ra quy chế phối hợp, kế hoạch phối hợp nhằm đưa công tác này ngày càng đạt hiệu quả cao hơn.
* Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Hoàng Văn Liên:
Có chế tài xử lý đối tượng cố tình không thực hiện quyết định giải quyết KN
Trong những năm qua, công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC trên địa bàn tỉnh Long An có những chuyển biến tích cực. Hàng năm, giải quyết đơn KN, TC đạt trên 95% bảo đảm đúng pháp luật và đúng thời gian; quyết định giải quyết KN có hiệu lực pháp luật phải tổ chức thực hiện đạt tỷ lệ bình quân 98,8%, giải quyết cơ bản các vụ việc theo Kế hoạch 2100 của Thanh tra Chính phủ. Kết quả đạt được là vậy, tuy nhiên, công tác hòa giải ở cơ sở có nhiều nơi chưa được quan tâm; bức xúc của người dân vẫn còn. Nguyên nhân là do thể chế, 1 số quy định của pháp luật không nhất quán.
Trong thời gian tới, để thực hiện tốt công tác giải quyết KN, TC, hạn chế những vụ việc tồn đọng kéo dài, cần phải tiếp tục hoàn thiện pháp luật KN, TC để khắc phục những bất cập khó khăn trong quá trình giải quyết; Luật KN, Luật TC cần phải quy định cụ thể về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân có trách nhiệm phải thực hiện cũng như có chế tài cụ thể xử lý các đối tượng cố tình không thực hiện các quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực pháp luật.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần ban hành Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực KN, TC làm cơ sở đấu tranh, xử lý những trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này, nhất là đối với các đối tượng lợi dụng quyền KN, TC để gây rối an ninh trật tự, xúc phạm cán bộ, công chức, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các cơ quan Nhà nước.
Đặc biệt là cần có sự phối hợp tốt và thống nhất giữa Trung ương và địa phương trong công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư, đặc biệt đối với các đoàn khiếu kiện đông người và các trường hợp bức xúc, tồn đọng, kéo dài.
* Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Quốc Trung:
Nếu phát hiện có sai sót, bất hợp lý, thì phải điều chỉnh, sửa sai
Qua 4 năm thi hành, Luật KN, Luật TC và văn bản pháp luật khác liên quan đến giải quyết KN, khiếu kiện, tranh chấp đất đai, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận thấy còn nhiều bất cập, vướng mắc, chưa phù hợp với thực tế, như việc đối thoại của người có thẩm quyền giải quyết KN lần hai, việc ủy quyền tham gia tố tụng, thời hiệu KN và thời hiệu khởi kiện quyết định hành chính; trình tự, thủ tục giải quyết KN lần hai, việc xem xét lại quyết định giải quyết đã có hiệu lực thi hành...
Để tiếp tục thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết KN, TC, cần phải có những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN liên quan đến đất đai và việc hoàn thiện các quy định pháp luật về KN.
Cụ thể, các cấp uỷ Đảng, người đứng đầu cơ quan hành chính Nhà nước phải trực tiếp lãnh đạo công tác giải quyết KN, TC, tranh chấp đất đai, những vụ việc xảy ra ở cấp nào thì phải giải quyết dứt điểm ở cấp ấy; tập trung giải quyết dứt diểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; tổ chức thực hiện nghiêm túc, triệt để các quyết định, kết luận giải quyết KN, TC đã có hiệu lực pháp luật và vụ việc đã có ý kiến chỉ đạo giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Nếu phát hiện có sai sót, bất hợp lý, thì phải điều chỉnh, sửa sai, có phương án giải quyết khác để bảo đảm quyền lợi của công dân, chấm dứt được khiếu kiện.
Rà soát, tổng kết, sửa đổi đồng bộ các quy định có liên quan đến giải quyết KN, TC, tranh chấp đất đai giữa Luật Đất đai, Luật KN, Luật TC, Luật Tố tụng hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành; tập trung chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; tổng hợp vướng mắc, rà soát sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật đất đai; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai. Tổ chức thực hiện tốt Luật Đất đai năm 2013, nhất là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
Đối với những vụ việc đã giải quyết mà công dân vẫn tiếp tục KN, đã được cơ quan Trung ương rà soát khẳng định việc giải quyết đúng pháp luật, có lý, có tình, phù hợp với tình hình của địa phương thì chấm dứt xem xét, giải quyết; đồng thời kết hợp với cơ quan, đoàn thể có biện pháp vận động, thuyết phục để công dân chấp hành.
Phương Hiếu
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân