Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 29/12/2013 - 14:00
(Thanh tra) - Đây là chủ đề chính trong cuộc trao đổi giữa Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình với phóng viên Báo Thanh tra liên quan đến hiệu quả thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo tại khu vực phía Nam năm 2013 và định hướng năm 2014.
Bài học từ thực tiễn
“Năm 2013, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình đã chủ trì cùng Cục III và lãnh đạo 9 tỉnh, thành phố phía Nam tổ chức 15 lần tiếp công dân, đối thoại. Cách thức này đã góp phần chia sẻ bức xúc của bà con, gần gũi và hiểu kỹ bản chất vụ việc hơn, có giải pháp hợp lý hơn, hạn chế tình trạng công dân khiếu nại vượt cấp thành đoàn đông người, góp phần ổn định an ninh trật tự trong thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.” |
Câu chuyện bắt đầu với kết quả rà soát, giải quyết 295 vụ việc tồn đọng, phức tạp kéo dài theo Kế hoạch số 1130/KH-TTCP khi nhiều trường hợp công dân được phục hồi quyền lợi, hoặc có nhiều vụ việc đã phát sinh tình tiết mới khi lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cùng lãnh đạo UBND tỉnh, thành được nghe người khiếu nại trực tiếp trình bày các chứng cứ khách quan. Nhận định về điều này, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình khẳng định: Những kết quả ban đầu của Kế hoạch số 1130/KH-TTCP đã góp phần nâng cao uy tín của Thanh tra Chính phủ nói riêng và toàn ngành Thanh tra nói chung. Nhân dân càng thêm tin tưởng vào chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mà cụ thể là Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 09/CT-TW ngày 06/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, khi được các Cục, vụ của Thanh tra Chính phủ thực hiện thông qua rà soát để có những phương án giải quyết thấu lý, đạt tình. Đặc biệt, trong quá trình thực hiện các chủ trương, chỉ đạo này trong thực tiễn cho thấy, nếu việc đối thoại đảm bảo công khai dân chủ, đúng pháp luật thì lợi ích của công dân được bảo đảm, uy tín của các cơ quan quản lý Nhà nước được nâng lên, tình hình an ninh trật tự xã hội được giữ vững, tạo điều kiện cho kinh tế - xã hội 20 tỉnh thành phía Nam phát triển bền vững.
Là địa bàn có lịch sử nhà đất phức tạp, việc giải quyết của nhiều cơ quan chức năng chưa triệt để, nhận thức pháp luật của công dân có chỗ có nơi chưa đầy đủ, bị kẻ xấu lợi dụng, kích động nên thời gian qua Thanh tra Chính phủ đã chỉ đạo Cục III cùng các Cục vụ khác phối hợp chặt chẽ với nhiều Bộ, ngành, địa phương có giải pháp tổng thể để từng bước xử lý tốt nhiều vụ khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp. Đặc biệt, nhiều địa phương như: Đồng Tháp, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Kiên Giang,… đã chủ động phối hợp cùng Cục III tiến hành đối thoại với người dân ngay tại cơ sở để giải thích pháp luật, vận động công dân chấp nhận hướng giải quyết trên cơ sở đồng thuận theo tiêu chí tôn trọng sự thật khách quan, tôn trọng lịch sử, chú ý đến quyền lợi hợp pháp của người dân, của gia đình chính sách.
Nhìn lại kết quả công tác năm 2013, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình cho rằng, có ba bài học kinh nghiệm cần chú ý là: Nơi nào lãnh đạo UBND tỉnh, thành chủ động gặp gỡ, lắng nghe công dân khiếu nại thì việc giải quyết sẽ thuận lợi, không còn hiện tượng tiếp khiếu dai dẳng. Hình thức đối thoại công khai với từng trường hợp khiếu nại có sự tham gia của lãnh đạo Thanh tra Chính phủ và Chủ tịch UBND tỉnh thành dù có thể kéo dài thời gian nhưng là cơ sở để làm rõ đúng sai. Ngoài ra, công tác nắm tình hình, thẩm tra xác minh với sự tham gia của cộng đồng dân cư nơi có khiếu nại, tố cáo sẽ hạn chế được “cách giải quyết kiểu kinh viện” là chỉ đơn thuần dựa trên báo cáo trước đó dù người dân đã không đồng thuận với cách thức này.
Định hướng 2014
Cũng từ thực tế cho thấy, tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân 20 tỉnh thành phía Nam vẫn phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố không lành mạnh. Biểu hiện rõ nhất là các vụ khiếu nại đông người kéo dài như: Khiếu nại của tiểu thương các chợ tại Đồng Nai, khiếu nại về chính sách đền bù, giải tỏa Dự án hồ chứa nước sông Ray tại hai địa phương giáp ranh, khiếu nại của người dân khu vực tứ giác Long Xuyên, khiếu nại tại Khu công nghiệp Long Giang, khiếu nại liên quan đến các dự án phát triển hạ tầng tại An Giang,…
Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Chiến Bình, những diễn biến mới liên quan đến các nội dung khiếu nại này cần được nhìn nhận và đánh giá đúng để có giải pháp phù hợp. Trong đó, vai trò của Chánh thanh tra các tỉnh thành là phải tham mưu kịp thời, đúng pháp luật, đúng định hướng cho thủ trưởng cùng cấp để chủ động rà soát thật đầy đủ từng trường hợp công dân khiếu nại để thống nhất với Thanh tra Chính phủ, các Bộ, ngành hướng giải quyết phù hợp. Trước mắt, ngoài kết quả rà soát bước đầu đối với các vụ việc còn tồn đọng theo KH 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Tổng Thanh tra Chính phủ, các địa phương phía Nam cần xây dựng kế hoạch đối thoại với công dân có sự tham gia của nhiều cơ quan chức năng để cùng tháo gỡ các vướng mắc để có thể giải quyết dứt điểm từng vụ việc với tiêu chí “chậm mà chắc” để tránh hiện tượng tiếp khiếu. Đây là giải pháp căn cơ, là nhiệm vụ chính trị trong năm 2014 để hạn chế hiện tượng một số tỉnh thành chưa chủ động, thiếu tích cực, chưa quan tâm đúng mức đến quyền lợi của công dân, dẫn đến có vụ việc kéo dài, khi phát hiện sai sót trong quá trình giải quyết thì không mạnh dạn sửa sai nên dẫn đến tiếp khiếu, khiếu nại vượt cấp.
Cục III, Thanh tra Chính phủ trong năm 2014 cần tăng cường thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với Chủ tịch UBND các tỉnh thành có nhiều vụ khiếu nại đông người kéo dài, trên cơ sở bám sát kế hoạch thanh tra đã được Tổng Thanh tra Chính phủ phê duyệt, cũng như thanh tra đột xuất nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật trong thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để có thể xử lý nghiêm các hành vi sai phạm của tổ chức, cá nhân nhằm giải quyết cơ bản các vụ khiếu nại, tố cáo, góp phần củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân vào ngành Thanh tra. Ngoài ra, Cục III cũng phải nhanh chóng hoàn thành các cuộc thanh tra từ năm 2013 chuyển sang với hạn chót là kết thúc trong Quý I/2014. Đối với các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của Thanh tra Chính phủ, đề xuất của các Bộ, ngành chưa được các địa phương thực hiện thì Cục III phải thường xuyên đôn đốc nhằm thực hiện trong thời gian sớm nhất để bảo đảm hiệu lực quản lý Nhà nước theo quy định pháp luật.
Giang Lộc Tuấn
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thanh tra tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành quyết định thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật trong quá trình thực hiện 2 dự án đấu giá quyền sử dụng đất tại thị xã Thuận Thành và TP Bắc Ninh.
Hải Hà
12:54 15/12/2024(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.
Thu Huyền
21:00 14/12/2024Hương Trà
16:36 14/12/2024Thu Huyền
16:28 14/12/2024Hương Trà
07:00 14/12/2024Lâm Ánh
06:30 14/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân