Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Coi trọng công tác thanh tra sẽ “nhàn” trong quản lý

Thứ ba, 24/11/2020 - 06:00

(Thanh tra)- Chữ “nhàn” này có được, theo ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam - đó là vì công tác thanh tra là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Khi coi trọng công tác thanh tra sẽ tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước ở các cấp… ông Huy chia sẻ.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trương Quốc Huy. Ảnh: T.Giang

Vai trò của các cơ quan thanh tra được thể hiện ngay từ Sắc lệnh số 64/SL ngày 23/11/1945 thành lập Ban Thanh tra Đặc biệt. Sắc lệnh này quy định Ban Thanh tra Đặc biệt có toàn quyền “nhận các đơn khiếu nại của nhân dân; điều tra, hỏi chứng, xem xét các tài liệu giấy tờ của Uỷ ban Hành chính hoặc các cơ quan của Chính phủ cần thiết cho công việc giám sát; đình chức, bắt giam bất cứ nhân viên nào trong Uỷ ban Hành chính hay của Chính phủ đã phạm lỗi”.

Ban Thanh tra Đặc biệt là tổ chức đầu tiên của cơ quan thanh tra, của ngành Thanh tra. Với sứ mệnh quan trọng được xác định ngay từ khi thành lập đó, ngành Thanh tra đã tiến những bước dài trong tổ chức, bộ máy, từng bước nâng cao vai trò, chức năng, nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ, sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Theo ông Huy, 75 năm qua, ngành Thanh tra đã từng bước thực hiện tốt những lời di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay từ những ngày đầu lập nước, dựng nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí, và chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn này. Người nói “muốn chống bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy; muốn biết các nghị quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát”.

Có thể nói cách khác, công tác thanh tra là một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Thực tiễn công tác thanh tra thời gian qua cho thấy, địa phương nào, ngành nào chú trọng đến công tác thanh tra thì địa phương đó, ngành đó thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước, ít có khiếu nại, tố cáo. Ngược lại, nơi nào không chú trọng đúng mức đến công tác thanh tra, kiểm tra thì nơi đó không thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.

+ Để có được chữ “nhàn” đó, xin ông cho biết, cơ quan thanh tra cần chú trọng nhiệm vụ nào?

- Ông Trương Quốc Huy (cười): Có lẽ các bạn thấy tôi yêu quý ngành Thanh tra nên “hỏi khó”. Câu hỏi này tôi nghĩ các bạn có đáp án rồi vì rất thuộc sử ngành. Thực tế cho thấy, trong từng giai đoạn lịch sử, để đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của nhiệm vụ, ngành Thanh tra đã có những giải pháp phù hợp trong công tác thanh tra, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, ngành Thanh tra cần chuyển biến cả về chiều rộng và chiều sâu; từng bước hoàn thiện về thể chế, bộ máy, tổ chức và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước.

Trong đó, ngành chú trọng thực hiện quy trình nghiệp vụ thanh tra, đảm bảo các cuộc thanh tra được tiến hành đúng các quy định pháp luật, phát hiện, kiến nghị xử lý vi phạm pháp luật nghiêm minh, chính xác, kịp thời; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý sau thanh tra, thu hồi tài sản…

Ngành Thanh tra đã chú trọng đến việc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân, góp phần quan trọng vào việc an dân, ổn định, phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, ngành Thanh tra quan tâm triển khai đồng bộ các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, phát hiện và xử lý tham nhũng; tích cực tham gia vào thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng, các thỏa thuận hợp tác đa phương, song phương về phòng, chống tham nhũng, các sáng kiến về phòng, chống tham nhũng…

Tôi còn nhận thấy các nhiệm vụ này được triển khai khá đều tay ở cả cơ quan thanh tra cấp Trung ương và địa phương. Đó là điều rất đáng quý.

+ Thưa ông, cụ thể ở Hà Nam, cơ quan thanh tra có giúp lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND gặp chữ “nhàn” trong quản lý không?

- Ông Trương Quốc Huy: Thanh tra tỉnh Hà Nam là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, có trách nhiệm giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về công tác thanh tra và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính trong phạm vi quản lý Nhà nước của UBND tỉnh.

Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.

Có thể nói, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Thanh tra tỉnh đã tham mưu giúp Tỉnh uỷ, UBND tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện tốt các nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội; góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

+ Trân trọng cảm ơn ông đã dành nhiều tình cảm, sự quan tâm đến ngành Thanh tra!

T.Giang

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

Hậu Giang: Qua thanh tra phát hiện sai phạm hơn 2,6 tỷ đồng

(Thanh tra) - Năm 2024, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Hậu Giang luôn được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo sâu sát. Các cuộc thanh tra, kiểm tra được triển khai thực hiện theo quy định, nội dung thanh tra có trọng tâm, trọng điểm.

Thu Huyền

21:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm