Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vi phạm hành chính, có cắt điện, nước?

Quang Minh

Thứ sáu, 11/09/2020 - 20:37

(Thanh tra) - Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước sẽ đặt ra nhiều vấn đề, cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng. Các đại biểu có nhiều ý kiến khác nhau về việc có hay không bổ sung biện biện pháp cưỡng này khi thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính?

Bà Văn Thị Bạch Tuyết chủ trì hội thảo. Ảnh: NL

Ngày 11/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính. Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Thành ủy viên, Phó trưởng đoàn Chuyên trách Đoàn ĐBQH TP Hồ Chí Minh) chủ trì hội thảo.

Tại hội thảo, đại diện Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho rằng biện pháp cắt điện, nước tác động rất hiệu quả, nên trước đây, Thanh tra Sở đề xuất biện pháp này.

Bà Ung Thị Xuân Hương (Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh) cũng ủng hộ phương án bổ sung biện pháp cắt điện, nước, vì đây là biện pháp cần thiết và được thực hiện ở giai đoạn cưỡng chế thi hành chứ không phải giai đoạn đầu tiên, tức là đã không tự nguyện thi hành.

Tuy nhiên,  ông Phạm Văn Dũng (Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao) cho rằng nên đưa vào dự thảo luật biện pháp ngừng cung cấp điện, nước, nhưng nên giới hạn trong lĩnh vực xây dựng để xử lý các hành vi xây dựng trái phép. Chính phủ nên quy định rõ ràng để tránh lạm quyền.

Ngược lại, luật sư (LS) Nguyễn Hữu Thế Trạch (Đoàn LS TP Hồ Chí Minh) cho rằng không nên bổ sung biện pháp ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh dịch vụ vi phạm, là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

LS Nguyễn Hữu Thế Trạch phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NL

Theo LS Trạch, chính sách này chưa được đánh giá tác động theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Biện pháp này ảnh hưởng lớn đến cá nhân, tổ chức khác có liên quan đến cá nhân, tổ chức vi phạm. Việc bổ sung biện pháp này kèm với điều kiện "không làm ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác" là không khả thi, khó áp dụng. Chẳng hạn trong trường hợp nhiều công ty cùng đặt văn phòng tại 1 tòa nhà, việc cắt điện, nước đối với một hay một vài công ty là khó thực hiện.

Cạnh đó, LS Trạch cho rằng, việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ điện, nước là quan hệ dân sự dựa trên thỏa thuận theo hợp đồng giữa tổ chức cung cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Nếu áp dụng biện pháp này thì cần có cơ chế phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền ra quyết định, thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổ chức cung cấp dịch vụ điện, nước. Đó là chưa kể đến trường hợp nhiều công ty cùng đặt văn phòng tại 1 tòa nhà nêu trên.

Bà Phan Thị Kim Phương (đại diện Bảo hiểm xã hội TP Hồ Chí Minh) đồng tình với LS Trạch. Theo bà Phương, quan trọng nhất, ở đây bản chất là giao dịch dân sự thì không nên quy định như vậy, dù biện pháp này có đem lại hiệu quả tức thì.

Đại diện Sở Y tế TP  Hồ Chí Minh cũng ủng hộ quan điểm không bổ sung biện pháp cắt điện, nước, vì đây là quan hệ dân sự, không nên can thiệp và việc cắt điện, nước ảnh hưởng rất lớn.

Bà Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng biện pháp dừng cung cấp dịch vụ điện, nước mà Bộ Tư pháp đưa ra, nhưng quy định như nào cho phù hợp cần phải nghiên cứu thêm. Tuy nhiên, việc đưa ra quy định này là để dừng ngay hành vi vi phạm hành chính đó. Bà Tuyết lấy ví dụ nhà xây dựng trên đất nông nghiệp, không có giấy phép mà chỉ có một biện pháp duy nhất là ngừng xây dựng.

Ngày 22/5/2020, trình dự án luật này trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết Dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính trình lần này có bổ sung biện pháp cưỡng chế mới là "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức vi phạm trong xây dựng công trình, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ". 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm