Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thời hạn kiểm tra tối đa 10 ngày làm việc

Thứ ba, 27/12/2016 - 11:18

(Thanh tra) - Là một trong những nội dung tại Thông tư số 26/2016 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy định giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với Nhà máy In tiền Quốc gia.

Căn cứ kết quả giám sát, Vụ Tài chính - Kế toán, Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Phát hành và Kho quỹ có trách nhiệm xem xét, giải quyết kịp thời theo thẩm quyền những khó khăn, vướng mắc có liên quan đến hoạt động của Nhà máy; tạo điều kiện để Nhà máy hoàn thành mục tiêu, kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt; kịp thời áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền nhằm chấn chỉnh hoạt động, theo dõi, đôn đốc kết quả thực hiện của Nhà máy.

Kiến nghị với Thống đốc xử lý đối với Chủ tịch Hội đồng Thành viên, Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng Giám đốc, Kiểm soát viên khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo, không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ các quy định của NHNN và các vi phạm pháp luật khác; thực hiện quyết định kiểm tra đối với Nhà máy theo thẩm quyền quy định tại Thông tư này; báo cáo Thống đốc để thanh tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan điều tra có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự khi có dấu hiệu tội phạm.

Điều 6 quy định, kiểm tra đối với công tác quản lý tài chính kế toán của Nhà máy gồm kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính; kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vốn và tài sản; tình hình bảo toàn và phát triển vốn: tình hình thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích; kiểm tra báo cáo tài chính và việc chấp hành chế độ chính sách pháp luật; kiểm tra đối với hoạt động in, đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng của Nhà máy, kiểm tra tình hình thực hiện Hợp đồng và thanh lý Hợp đồng in đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng đã ký với NHNN; kiểm tra việc đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ cho việc in đúc tiền và sản xuất vàng miếng, vật phẩm lưu niệm bằng vàng; kiểm tra công tác tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng kim loại đúc tiền hỏng; kiểm tra đối với công tác tổ chức, quản lý, điều hành, tiền lương và thu nhập của Nhà máy; kiểm tra công tác tổ chức, tiền lương, thu nhập và việc bố trí sử dụng các nguồn lực (con người, tài sản...).

Kiểm tra công tác quản lý, điều hành của Chủ tịch Hội đồng Thành viên và Tổng Giám đốc Nhà máy; kiểm tra công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các phòng và xưởng sản xuất; kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ của Nhà máy; kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của Kiểm soát viên Nhà máy do Thống đốc bổ nhiệm.

Thông tư cũng quy định về cách thức tiến hành kiểm tra, theo đó kiểm tra thường xuyên đối với Nhà máy thực hiện theo kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm; kiểm tra đột xuất đối với Nhà máy được thực hiện khi phát hiện Nhà máy có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không chấp hành các quyết định của NHNN hoặc theo yêu cầu quản lý của NHNN.

Đối với kiểm tra thường xuyên, căn cứ kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm, thủ trưởng đơn vị thuộc NHNN được giao chủ trì cuộc kiểm tra ký quyết định kiểm tra đối với Nhà máy; đối với kiểm tra đột xuất thì căn cứ nội dung kiểm tra, Thống đốc ký quyết định kiểm tra hoặc ủy quyền cho thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc NHNN ký quyết định kiểm tra đột xuất đối với Nhà máy.

Vụ trưởng Vụ Kiểm toán nội bộ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm c, đ Khoản 1 Điều 6; Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm a, e Khoản 1 Điều 6; Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6; Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ quyết định kiểm tra đối với Nhà máy các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 6.

Đối với kiểm tra thường xuyên, căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra hàng năm, thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc NHNN ký quyết định kiểm tra và gửi cho Nhà máy chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày kiểm tra; đối với kiểm tra đột xuất: Đoàn kiểm tra có trách nhiệm thông báo thời gian, nội dung kiểm tra cho Nhà máy chậm nhất 1 ngày làm việc trước ngày kiểm tra.

Quyết định kiểm tra phải căn cứ kiểm tra; nội dung, phạm vi kiểm tra; thời hạn tiến hành kiểm tra; họ tên, chức vụ, nơi công tác của trưởng đoàn và thành viên đoàn kiểm tra; thời hạn tiến hành một cuộc kiểm tra tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp cuộc kiểm tra liên quan đến nhiều nội dung, tính chất phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể kéo dài nhưng không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

Trong quá trình kiểm tra, trưởng đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản đối với hành vi vi phạm pháp luật của Nhà máy hoặc để xác nhận việc thu thập, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Biên bản phải đầy đủ các nội dung: ngày, tháng, năm lập biên bản; họ, tên, chức vụ của trưởng đoàn kiểm tra; họ, tên, chức vụ của người đại diện Nhà máy; hành vi vi phạm pháp luật của Nhà máy hoặc thông tin, tài liệu được thu thập, cung cấp; xác nhận của trưởng đoàn kiểm tra và người đại diện Nhà máy. Trường hợp người đại diện Nhà máy không ký xác nhận vào biên bản, trưởng đoàn kiểm tra ghi rõ lý do vào biên bản và báo cáo người ra quyết định kiểm tra xử lý.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm