Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 26/03/2015 - 11:06
(Thanh tra) - Dù đã có nhiều nỗ lực, nạn giặc “nội xâm” tham nhũng vẫn chưa “giảm nhiệt”. Các chuyên gia cho rằng, sửa Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành cần nghiêm khắc hơn với các loại tội phạm tham nhũng để “chặn”tham nhũng, phù hợp với xu thế, nhất là khi Việt Nam là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng…
Cần nghiêm khắc hơn với các tội phạm tham nhũng để không để xảy ra những đại án tham nhũng như vụ Dương Chí Dũng. Ảnh: Thảo Nguyên
Xử tham nhũng trong lĩnh vực tư
Công ước Chống tham nhũng đưa ra khuyến nghị, các quốc gia thành viên cần xem xét hình sự hóa các hành vi tham nhũng trong khu vực tư, giới hạn ở phạm vi các hoạt động kinh tế, tài chính hoặc thương mại, đặc biệt liên quan đến biển thủ tài sản, hối lộ và đưa hối lộ.
Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp) Nguyễn Văn Hoàn cho biết, quá trình xây dựng dự thảo, có ý kiến cho rằng trước mắt chỉ nên quy định tội tham nhũng trong khu vực tư đối với hai loại hành vi là tham ô tài sản và nhận hối lộ. Ý kiến khác lại đề xuất mở rộng phạm vi tội tham nhũng trong khu vực tư bao gồm tất cả hành vi về tham nhũng. “Cần có sự bình đẳng trong việc xử lý tội phạm trong lĩnh vực công và lĩnh vực tư. Như vậy sẽ góp phần khắc phục bất cập trong thực tiễn xử lý tội phạm liên quan đến việc xác định tỉ lệ % tài sản công để quyết định xử lý về tội tham nhũng hay tội phạm khác”, ông Nguyễn Văn Hoàn nói.
Tán thành nội luật hóa tham nhũng trong lĩnh vực tư, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Nguyễn Tuấn Anh nhấn mạnh, mục đích chống tham nhũng trong khu vực tư là để bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh tránh việc đưa, nhận hối lộ thu lợi ích bất chính khiến môi trường kinh doanh không bình đằng. “Tại sao lại đặt ra như vậy? Cũng là để bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh. Doanh nghiệp khi tiếp cận thị trường phải bình đẳng với nhau để chặn tình trạng anh đưa hối lộ có lợi thế hơn anh có năng lực”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Xây dựng cơ chế trách nhiệm pháp nhân tham nhũng
Theo quy định của BLHS hiện hành, chủ thể của nhóm tội tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn làm
Không bỏ án tử hình với tội tham nhũng
Dự kiến sẽ bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trong số 22 tội danh có qui định hình phạt tử hình trong BLHS (giảm 31,81% so với với qui định hiện hành). Song, theo đa số thành viên Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương, việc bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và tội nhận hối lộ - hai tội phạm tham nhũng đặc trưng nhất, nghiêm trọng nhất, là chưa phù hợp, sẽ dẫn đến cách hiểu pháp luật “nương tay” với các quan chức tham nhũng.
Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Doãn Khánh phân tích, các tội danh này chưa được đẩy lùi, đang gây bất bình lớn trong xã hội, gây ảnh hưởng đến uy tín, hiệu lực của bộ máy nhà nước. Nếu không trừng trị nghiêm khắc nhất sẽ mất lòng tin của nhân dân vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng. “Một khi đã xác định đây là quốc nạn thì có trừng trị nghiêm trước pháp luật mới đẩy lùi được”, Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn nói.
Trên thực tế, ở nước ta đã xuất hiện trường hợp vì lợi ích của cơ quan, tổ chức hoặc địa phương mình mà cá nhân đã thực hiện hành vi đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ nhưng không có cơ sở pháp lý để xử lý hình sự. Chưa kể, trong các doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, khi có hành vi tham nhũng rất khó phân biệt đâu là phần vốn của Nhà nước, đâu là của tư nhân nên xem xét xử lý rất khó khăn.
Cho nên, các chuyên gia cho rằng, cần bổ sung chế định trách nhiệm hình sự của pháp nhân. “Nếu không trừng trị pháp nhân thì cá nhân sẽ “núp bóng” pháp nhân để tham nhũng”, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam Trương Trọng Nghĩa nói và nhấn mạnh: Chúng ta chống tham nhũng mà cứ “mở cửa” như thế này không được. Tại sao các nước người ta làm mà Việt Nam lại không làm. Lần này phải kiên quyết làm việc này. Đồng quan điểm, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phạm Quý Tỵ nhấn mạnh, nếu không xử lý trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân vi phạm tội hối lộ sẽ tạo khoảng trống trong phòng, chống tham nhũng.
Chưa thể hình sự hóa tội làm giàu bất chính
Công ước chống tham nhũng còn khuyến nghị các quốc gia thành viên hình sự hóa hành vi làm giàu bất chính. Nhưng có ý kiến cho rằng, trong điều kiện nước ta hiện nay chưa thể hình sự hóa hành vi này vì còn liên quan đến nhiều quy định, chứ không chỉ quy định trong mỗi BLHS.
Theo ông Phạm Anh Tuấn, Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương, chúng ta đang xây dựng đề án cơ chế kiểm soát thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn. Trên cơ sở đó, mới có thể chứng minh, xác minh được đâu là tài sản làm giàu bất chính. Đối với những tài sản không chứng minh được nguồn gốc có thể coi đấy là tài sản tham nhũng giống như một số nước hiện vẫn đang áp dụng. “Cá nhân tôi cho rằng chúng ta cần hoàn thiện một số quy định mang tính hệ thống thì mới có thể hình sự hoá hành vi làm giàu bất chính”, ông Tuấn nhận định.
Tuy nhiên, ông Jairo Acuna-Alfaro, cố vấn chính sách về chống tham nhũng của UNDP Việt Nam lưu ý, nhiều điều khoản trong Công ước Liên hợp quốc không mang tính bắt buộc, Việt Nam có thể lựa chọn những điểm phù hợp. Nhưng nếu cân nhắc quá lâu sẽ khiến vấn nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, làm tổn hại xã hội. Chuyên gia của UNDP cũng nhấn mạnh, nhận định của các đối tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam: Pháp luật đã tương đối đầy đủ, việc cần làm là đẩy mạnh thực thi trong thực tế.
BLHS hiện hành quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm với các tội ít nghiêm trọng, 10 năm với các tội nghiêm trọng, 15 năm với các tội rất nghiêm trọng, 20 năm với các tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu không bị phát hiện và không phạm tội mới thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Quy định này được áp dụng chung cho tất cả loại tội phạm, kể cả tội phạm về tham nhũng.
Theo ý kiến đề xuất của chuyên gia, để tăng cường tính răn đe, đấu tranh phòng, chống tham nhũng chấm dứt tư tưởng “hy sinh đời bố để củng cố đời con”, “hạ cánh an toàn”cần nghiên cứu bổ sung quy định không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội phạm về tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô, nhận hối lộ. Tức là, dù hành vi phạm tội xảy ra từ baoThảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.
Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Trung Hà
Hương Giang
Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang