Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Những nội dung chính của Luật Tiếp công dân

Thứ sáu, 09/05/2014 - 12:07

(Thanh tra)- Luật Tiếp công dân gồm 9 chương với 36 điều, được coi là đạo luật điều chỉnh đầy đủ nhất về tổ chức và hoạt động tiếp công dân, sẽ có hiệu lực kể từ 1/7/2014.

Làm việc với Trụ sở Tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội ngày 18/4/2014, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu cán bộ tiếp dân phải trực tiếp đối thoại, ghi nhận và làm rõ những vấn đề nhân dân đặt ra. Đặc biệt là phải đôn đốc, kiểm tra, và có những đề xuất, kiến nghị nhằm điều chỉnh những chính sách còn bất cập. Và hơn ai hết là phải đặt mình vào vị trí người đi khiếu kiện để hiểu và gần dân hơn… "Cán bộ tiếp dân cần có sự tận tụy, có phẩm chất chính trị, có năng lực, tôn t

Luật quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại (KN), tố cáo (TC), kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân; tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến KN, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh.

 Luật cũng quy định về trách nhiệm tiếp công dân của các cơ quan hành chính Nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập. 

 Về quyền và nghĩa vụ của người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh Luật qui đinh khi đến nơi tiếp công dân, người KN, TC, kiến nghị, phản ánh có các quyền: trình bày về nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh; được hướng dẫn, giải thích về những nội dung liên quan đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh của mình; KN, TC về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân; nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh. Trường hợp người KN, TC, kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch. Ngoài ra, công dân còn có các quyền khác theo quy định của pháp luật về KN, pháp luật về TC. 

Người KN, TC, kiến nghị, phản ánh có nghĩa vụ: Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tuỳ thân, giấy ủy quyền (nếu có); có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại; nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân; trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung KN, TC của mình.Một hội nghị chia sẻ kinh nghiệm trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Về trách nhiệm của người tiếp công dân, Luật quy định: … Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn KN, TC, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh trình bày; giải thích, hướng dẫn cho người đến KN, TC, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người KN, TC, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết; trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh cho công dân; yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.

Chương III của Luật quy định về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và việc tiếp công dân tại cấp xã. Theo đó, trụ sở tiếp công dân bao gồm: Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương; trụ sở tiếp công dân ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trụ sở tiếp công dân ở quận, huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh. Ban tiếp công dân được thành lập để trực tiếp quản lý trụ sở tiếp công dân ở mỗi cấp; phối hợp cùng đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan tổ chức, thực hiện việc tiếp công dân thường xuyên tại trụ sở tiếp công dân. 

Để nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, Luật đã quy định cụ thể trách nhiệm của họ trong công tác tiếp công dân. Theo đó, người đứng đầu các cơ quan có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình; đồng thời trực tiếp tiếp công dân ít nhất 1 ngày trong 1 tháng tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình. Ngoài ra, người đứng đầu cơ quan còn có trách nhiệm tiếp công dân đột xuất trong những trường hợp nhất định. 

Đối với cơ quan hành chính Nhà nước, Luật quy định: Bộ, cơ quan ngang bộ thành lập bộ phận tiếp công dân hoặc bố trí công chức thuộc thanh tra bộ làm công tác tiếp công dân. Việc tiếp công dân của các tổ chức trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của từng tổ chức. Ở địa phương, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh bố trí công chức thuộc cơ quan thanh tra làm công tác tiếp công dân. Việc tiếp công dân của cơ quan trực thuộc cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện do chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với yêu cầu, tính chất tổ chức và hoạt động của từng cơ quan.

Cùng với việc quy định về việc tiếp công dân của các cơ quan hành chính Nhà nước, Luật còn quy định về trách nhiệm tiếp công dân của tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, kiểm toán Nhà nước, các cơ quan của Quốc hội.

Luật quy định cụ thể về hoạt động tiếp công dân, bao gồm các quy định về công bố thông tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; tiếp nhận và xử lý bước đầu KN, TC, kiến nghị, phản ánh; phân loại, chuyển nội dung KN, TC, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý, giải quyết; trách nhiệm thông báo cho ban tiếp công dân, người tiếp công dân về việc giải quyết KN, TC, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến; thông báo kết quả xử lý KN, TC, kiến nghị, phản ánh.

Chương VII của Luật quy định về trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung. Theo đó, quy định cụ thể về việc cử người đại diện KN, TC, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng KN, TC, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. 

Ngoài những nội dung chính nêu trên, Luật Tiếp công dân còn quy định về nguyên tắc tiếp công dân, quản lý công tác tiếp công dân, các hành vi bị nghiêm cấm, những trường hợp được từ chối tiếp công dân, điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân và điều khoản thi hành.

ThS Nguyễn Hồng Điệp

Vụ trưởng Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm