Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Luật Thi đua - Khen thưởng đã bộc lộ nhiều bất cập

Thứ năm, 21/12/2017 - 18:32

(Thanh tra)- Ngày 21/12, Ban Thi đua (TĐ) - Khen thưởng (KT) Trung ương đã tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết 13 năm thi hành Luật TĐ-KT. Đại diện các bộ, ngành, cũng như các tỉnh đều khẳng định, Luật TĐ-KT đã bộc lộ nhiều bất cập.

Thẩm quyền xét tặng danh hiệu chưa hợp lý

Luật TĐ-KT có hiệu lực vào tháng 7/2014. Năm 2005 Luật được sửa đổi, bổ sung 1 điều (điều 58) quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “tỉnh anh hùng”, “thành phố anh hùng”. Năm 2013, Quốc hội ban hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT.

Sau 13 năm triển khai, bà Trần Thị Hà - Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trưởng ban Ban TĐ-KT Trung ương khẳng định, Luật TĐ-KT cũng bộc lộ nhiều bất cập.

Bà Hà chỉ rõ, Luật TĐ-KT xây dựng các danh hiệu TĐ và hình thức KT chưa phù hợp ở các cấp, nhất là ở cấp cơ sở. Đặc biệt, chưa có những quy định ràng buộc chặt chẽ, có hệ thống tạo ra mô hình KT càng khen cao càng hạn chế về số lượng.

“Một số quy định về thẩm quyền xét tặng danh hiệu chưa hợp lý; tiêu chuẩn một số danh hiệu TĐ cũng như hình thức KT chưa cụ thể, phù hợp, dẫn tới dồn lên các hình thức KT cấp Nhà nước” - bà Hà nhấn mạnh.

Bà Hà kiến nghị, TĐ và danh hiệu TĐ cần phải sửa theo hướng Luật không quy định cụ thể mà để các bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm tình hình để tổ chức các phong trào TĐ thiết thực, thông qua các phong trào TĐ lựa chọn, tôn vinh, cá nhân đạt danh hiệu TĐ.

Bên cạnh đó, mỗi phong trào TĐ cần có các danh hiệu TĐ khác nhau cho tập thể và cá nhân. Tên gọi và tiêu chuẩn của danh hiệu TĐ căn cứ nội dung và đối tượng tham gia phong trào TĐ bộ, ngành, địa phương tự quy định.

Chung quan điểm, ông Đặng Huy Hậu - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh cũng cho rằng: Luật TĐ-KT nên chỉ là Luật KT còn TĐ phải xuất phát từ thực tiễn của mỗi đơn vị, không nên quy định chung thành Luật.

Khen thưởng chủ yếu cho… lãnh đạo

Trong công tác KT, Luật cũng còn những bất cập. Luật có đối tượng điều chỉnh rộng liên quan đến cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, điều kiện, tiêu chuẩn KT lại chủ yếu tập trung vào cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; cán bộ lãnh đạo, quản lý hoạt động, công tác qua các thời kỳ. Luật cũng chưa bao quát, cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn KT cho đông đảo quần chúng (công nhân, nông dân, trí thức…).

Nêu dẫn chứng cụ thể, bà Hà nói: Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật TĐ-KT năm 2013 đã quy định điều kiện, tiêu chuẩn KT cho công nhân, nông dân, người lao động nhưng trong quá trình thực hiện nhiều nơi làm chưa nghiêm Luật dẫn đến KT không trúng thành tích, KT chưa kịp thời, KT vẫn tập trung vào chủ yếu vào lãnh đạo, quản lý.

Nói về điều này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thẳng thắn: Một số đơn vị cấp dưới làm rất tốt, nhưng khen thưởng chủ yếu “dành cho lãnh đạo”, nhiều lãnh đạo cứ giành phần thưởng về hết phần mình, không chịu nhường cho nhân viên. “Có thủ trưởng mới chuyển công tác 6 tháng, nhưng cuối năm vẫn đề xuất KT thì không biết khen cái gì? - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đặt câu hỏi.

Nguyên tắc thành tích đến đâu khen đấy, nhưng tiêu chuẩn để KT theo Luật lại mang tính niên hạn, cộng dồn thành tích, trình tự từ thấp đến cao. Như vậy, vô hình chung Luật đã “thiên vị” dành phần khen chủ yếu cho lãnh đạo.

Cho ý kiến thêm về vấn đề này, bà Hà phân tích: Quy định đối với KT cấp cao là phải đạt thành tích liên tục, nếu có gián đoạn thì phải bắt đầu lại từ đầu. Điều này không chỉ mang tính cộng dồn thành tích theo thâm niên mà còn làm giảm tính phấn đấu của người lao động, không khuyến khích được sự nỗ lực của cá nhân. Trong khi Luật lại chưa quy định về trình tự thủ tục, hồ sơ khen thưởng đối với tập thể, cá nhân khi cấp trên phát hiện có thành tích đột xuất tiêu biểu xuất sắc.

Bà Hà nêu: Luật hiện hành quy định quá nhiều hình thức KT cấp Nhà nước (26 hình thức KT với 42 cấp độ). Thực tế từ khi thực hiện Luật đến nay, tỷ lệ KT cấp Nhà nước chưa cấn đối trong từng lĩnh vực, số lượng KT nhiều, tập trung chủ yếu vào khen niên hạn, khen quá trình cống hiến…

“Một số quy định về thủ tục, hồ sơ KT trong Luật còn rườm rà, phức tạp, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính”, bà Hà nói.

Hải Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

Phú Thọ: Cử tri phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường

(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 9 HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, nhiều vấn đề được cử tri quan tâm liên quan đến chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở ngoài công lập; tình trạng kê thuốc không có đơn của bác sỹ; ô nhiễm môi trường... đã được các sở, ngành giải trình làm rõ tại hội trường.

Nam Dũng

21:51 10/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm