Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 04/04/2022 - 17:36
(Thanh tra) - Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao đã xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính; các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; công tác kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo (KNTC) trong hoạt động tư pháp năm 2022.
Trụ sở Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao. Ảnh: Internet
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thông qua công tác kiểm tra nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác của Viện kiểm sát địa phương trong việc quán triệt, triển khai, thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2021 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022 và các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND Tối cao, qua đó đánh giá những ưu điểm, kịp thời phát hiện hạn chế, thiếu sót, tồn tại, xác định nguyên nhân đề ra biện pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nâng cao chất lượng công tác, đảm bảo hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.
2. Yêu cầu
- Công tác kiểm tra phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đánh giá đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị được kiểm tra. Qua kiểm tra, kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với các đơn vị được kiểm tra; tổng hợp nghiên cứu báo cáo Lãnh đạo VKSND Tối cao kiến nghị đối với các cơ quan tư pháp và cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với một số vấn đề vướng mắc, bất cập (nếu có).
- Tập trung kiểm tra kết quả thực hiện những chỉ tiêu, nhiệm vụ của Quốc hội giao và của Ngành quy định; kiểm tra những đơn vị còn nhiều hạn chế yếu kém; kết thúc kiểm tra, đơn vị chủ trì kiểm tra ban hành thông báo rút kinh nghiệm cho các đơn vị trong toàn Ngành biết, rút kinh nghiệm, học tập (nếu xét thấy cần thiết).
- Việc tổ chức, thực hiện kiểm tra phải đúng quy định của Quy chế về công tác kiểm tra trong ngành Kiểm sát nhân dân; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị thực hiện việc kiểm tra; tránh chồng chéo, gây lãng phí, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các đơn vị được kiểm tra. Bảo đảm linh hoạt, thích ứng, an toàn, hiệu quả của công tác kiểm tra trong tình hình dịch bệnh Covid-19.
II. NỘI DUNG, THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Nội dung kiểm tra
Kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 27/12/2021 về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2022, các chỉ thị chuyên đề của Viện trưởng VKSND Tối cao (Sơ kết 4 năm thực hiện Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 22/3/2018; thực hiện Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 6/8/2021...) các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ năm 2022 và yêu cầu của các đơn vị Vụ 9, Vụ 10 và Vụ 12 VKSND Tối cao. Kết quả thực hiện 2 chuyên đề: (1)Công tác kiến nghị, kháng nghị trong kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình; (2)Công tác kiến nghị, kháng nghị trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc kinh doanh thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Tập trung kiểm tra, đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiệp vụ của đơn vị; vai trò, trách nhiệm của Kiểm sát viên trong việc phát hiện vi phạm và kháng nghị phúc thẩm ngang cấp, nhất là đối với các vụ án hành chính; việc lập hồ sơ, xây dựng bài phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa, nhất là các vụ án tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, tranh chấp về kinh doanh, thương mại; công tác phối hợp kiểm sát và giải quyết KNTC trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật; việc giải quyết KNTC về oan, sai, khiếu kiện bức xúc, kéo dài; thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hồ sơ kiểm sát (nội dung kiểm tra của từng khâu công tác có phụ lục nội dung kiểm tra yêu cầu báo cáo kèm theo).
2. Thời điểm, thời gian, đối tượng kiểm tra và thành phần đoàn kiểm tra
2.1. Thời điểm kiểm tra: Số liệu, kết quả công tác phục vụ kiểm tra theo các nội dung trên của Viện kiểm sát các cấp (VKSND cấp cao, cấp tỉnh và cấp huyện) từ 1/12/2021 đến hết 31/5/2022; Đoàn kiểm tra có thể xem xét, kiểm tra đối với các vụ, việc đã được giải quyết trước hoặc sau thời điểm kiểm tra có liên quan đến việc triển khai thực hiện kế hoạch và các hoạt động nghiệp vụ của các khâu công tác nêu trên.
2.2. Thời gian kiểm tra: Công tác kiểm tra dự kiến tiến hành vào tháng 8/2022 và hoàn thành trước tháng 10/2022; thời gian cụ thể, Trưởng đoàn kiểm tra sẽ thống nhất với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, cấp tỉnh được kiểm tra.
2.3. Hình thức kiểm tra: Có thể áp dụng kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đảm bảo linh hoạt thích ứng, an toàn, hiệu quả trong tình hình dịch bệnh covid - 19.
2.4. Đối tượng kiểm tra: Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (danh sách các đơn vị được kiểm tra sẽ thông báo sau).
2.5. Thành phần đoàn kiểm tra: Lãnh đạo Vụ, Kiểm sát viên cao cấp, các thành viên khác của Vụ 9, Vụ 10 và Vụ 12 VKSND tối cao.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Căn cứ vào yêu cầu thực tiễn công tác của Ngành, trên cơ sở báo cáo tự kiểm tra của các Viện kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và việc nắm tình hình, kết quả công tác của các đơn vị Viện Kiểm sát cấp dưới, các đơn vị Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12 VKSND tối cao đề xuất Viện trưởng VKSND tối cao Quyết định thành lập đoàn kiểm tra tại một số đơn vị và có thông báo cho các đơn vị được kiểm tra.
- Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao; Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được kiểm tra (sau khi nhận được thông báo) căn cứ Kế hoạch này và yêu cầu của các đoàn kiểm tra để xây dựng báo cáo phục vụ công tác kiểm tra (nội dung theo phụ lục kèm theo) và gửi trước cho đoàn kiểm tra khi được thông báo thời gian kiểm tra.
- Khi tiến hành kiểm tra tại các Viện Kiểm sát địa phương, đoàn kiểm tra sẽ nghe báo cáo của lãnh đạo đơn vị được kiểm tra, trực tiếp kiểm tra hồ sơ, sổ sách, văn bản, tài liệu về từng lĩnh vực công tác được kiểm tra; trực tiếp kiểm tra từ 1 đến 2 đơn vị Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện (tại đơn vị cấp tỉnh được kiểm tra; do Trưởng Đoàn kiểm tra quyết định sau khi thống nhất với Lãnh đạo đơn vị được kiểm tra).
Thủ trưởng các đơn vị: Vụ 9, Vụ 10, Vụ 12 VKSND tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được kiểm tra tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện kế hoạch này để việc kiểm tra đạt chất lượng, hiệu quả.
Hoàng Yến
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - An ninh phi truyền thống khác với an ninh truyền thống ở trọng tâm là việc nhận diện và quản trị các rủi ro không chỉ ở cấp độ cá nhân, gia đình, mà còn mở rộng đến cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, địa phương, và quốc gia. Đây là một thách thức toàn diện, đòi hỏi sự phối hợp đa chiều để đưa ra các giải pháp phòng ngừa và ứng phó hiệu quả.
Minh Huyền
22:30 22/11/2024(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.
Lê Phương
21:51 22/11/2024Nguyễn Điểm
15:57 22/11/2024Trần Quý
13:17 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương