Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 17/11/2017 - 19:28
(Thanh tra) - Ngày 17/11, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo Tham vấn cộng đồng về Luật Chuyển đổi giới tính.
Toàn cảnh Hội thảo
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế cho biết, hiện nay, tại Việt Nam có gần 400.000-500.000 người mong muốn chuyển giới. Tuy nhiên, hầu hết những người có mong muốn chuyển đổi giới tính vẫn phải ra nước ngoài phẫu thuật.
Theo ông Nguyễn Huy Quang, một số nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ người chuyển giới chiếm khoảng 0,3 - 0,5% dân số. Đến nay đã có 71 quốc gia trên thế giới hợp pháp hóa việc thay đổi giới tính trên giấy tờ.
Tại Việt Nam, hiện có gần 400.000-500.000 người mong muốn chuyển giới. Đáng chú ý, hầu hết những người có mong muốn chuyển đổi giới tính ở nước ta hiện vẫn phải ra nước ngoài phẫu thuật. Việc thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính có thể gây ra những nguy hiểm lớn về sức khỏe, tâm lý và khó khăn khi đối diện với sự thay đổi, kỳ thị từ phía gia đình và xã hội; đặc biệt là những khó khăn trong các thủ tục pháp lý, giấy tờ…
Theo một kết quả nghiên cứu của Mạng lưới Người chuyển giới châu Á - Thái Bình Dương, trong số những người hiện đang sử dụng hooc môn có đến gần 60% người cho biết họ chưa từng được khám và tư vấn trước khi bắt đầu sử dụng hooc môn. Đa số những người sử dụng hooc môn cho biết loại hooc môn mà họ đang sử dụng có nguồn gốc từ nước ngoài như Thái Lan, Hà Lan. Tổng chi phí cho việc phẫu thuật chuyển giới tính đến nay của người trả lời trong nghiên cứu dao động từ 23 triệu đồng đến hơn 1,5 tỷ đồng. Với nhóm FTM (từ nữ sang nam), chi phí trung bình cho phẫu thuật chuyển giới là hơn 147 triệu đồng; với nhóm MTF (nam sang nữ), chi phí trung bình này là hơn 128 triệu đồng.
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng, việc thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính có thể gây ra những nguy hiểm lớn về sức khỏe, tâm lý và khó khăn khi đối diện với sự thay đổi, kỳ thị từ phía gia đình và xã hội; đặc biệt là những khó khăn trong các thủ tục pháp lý, giấy tờ… Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật lớn là nguyên nhân khiến không nhiều người thực hiện biện pháp can thiệp này do không có khả năng chi trả. Ngoài ra, chi phí phẫu thuật cao cũng khiến nhiều người tìm kiếm các dịch vụ “chui” giá thấp từ các cơ sở tư nhân hoặc các dịch vụ ngoài luồng của bệnh viện công lập, ẩn chứa nhiều rủi ro.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho những người mong muốn chuyển đổi giới tính thực hiện được quyền chuyển đổi giới tính hiểu về những tác động của việc chuyển đổi giới tính và thực hiện một cách tự nguyện, Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) đang xây dựng Dự thảo Luật Chuyển đổi giới tính.
Theo Dự thảo, người muốn được chuyển đổi giới tính phải đáp ứng đủ 4 điều kiện như: Đủ 18 tuổi trở lên; là người độc thân; có giới tính sinh học hoàn thiện nhưng mong muốn giới tính khác giới tính sở hữu hiện tại, yêu cầu được can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; được kiểm tra tâm lý theo bảng chuẩn, có xác nhận của chuyên gia tâm lý và bác sĩ tâm thần về mong muốn có giới tính khác với giới tính sinh học hoàn thiện và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Phương Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Trần Quý
Ngọc Phó
Hải Hà
TK
T.Thanh
Phương Anh
Cảnh Nhật
Văn Thanh
Bùi Bình
Hải Hà
Văn Thanh
Bùi Bình