Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội đau đáu việc bệnh viện xin thôi tự chủ

Hương Giang

Thứ hai, 24/10/2022 - 18:30

(Thanh tra) - Ngày 24/10, Quốc hội thảo luận ở hội trường Dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Vấn đề được nhiều đại biểu đặc biệt quan tâm là cơ chế tự chủ với bệnh viện công.

“Thời gian qua, chúng ta ghi nhận những bệnh viện đầu ngành, số lượng cán bộ, cơ sở khang trang đồ sộ nhưng cũng phải rút khỏi tự chủ là vì thực chất chưa có tự chủ”, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói. Ảnh: P.Thắng

“Thực chất chưa có tự chủ”

Theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP HCM), dù dự thảo đã tiếp thu nhiều vấn đề, song vẫn “hết sức băn khoăn” khi những giải pháp đưa ra chưa giải quyết được vấn đề tự chủ bệnh viện và xã hội hóa.

“Chúng tôi chỉ thấy tự chủ được hiểu một cách đơn giản và thấy trên thực tế là ở mức Nhà nước ngưng chi trả lương, còn cơ chế tổ chức, nhân sự, tài chính và mua sắm thì các bệnh viện đều không tự quyết được”, bà Lan nêu.

Trong khi, mục tiêu chính của tự chủ là làm sao để phát huy được năng lực của cán bộ y tế, nhân viên y tế trong mỗi cơ sở khám chữa bệnh để tăng cường chất lượng.

Nữ đại biểu cho rằng, thực tế đang sa đà, loay hoay làm thế nào để mức thanh toán bảo hiểm y tế (BHYT) thấp nhất. Điều này dẫn đến luẩn quẩn là phải làm sao để giá thấp nhất, từ giá thuốc tới vật tư y tế, trang thiết bị... mà khi giá thấp nhất thì chất lượng không thể cao.

“Thời gian qua, chúng ta ghi nhận những bệnh viện đầu ngành, số lượng cán bộ, cơ sở khang trang đồ sộ nhưng cũng phải rút khỏi tự chủ là vì thực chất chưa có tự chủ”, bà Lan nói.

Theo bà, hàng chục năm qua chúng ta tiến hành tự chủ bệnh viện, xã hội hóa song tới nay chưa có bất cứ hoạt động tổng kết, đánh giá chính thức về mô hình này nên không thể đưa ra giải pháp tổng thể.

“Chúng ta chỉ chạy theo sự cố, nay bị thế này, mai bị thế kia và hậu quả hiện nay là bệnh viện thiếu thuốc, thiếu trang thiết bị, vật tư y tế, nhân viên y tế thì sợ hãi, không dám làm, không dám chủ động sáng tạo, và xin nghỉ nhiều, cũng như nhiều bệnh viện xin rút không tự chủ”, đại biểu thẳng thắn.

Từ đó, đại biểu Lan đề nghị cần có tổng kết, đánh giá quá trình tự chủ bệnh viện, vấn đề đấu thầu, giá thuốc rẻ trong bệnh viện, đào tạo nguồn nhân lực y tế... để đưa ra giải pháp giải quyết.

“Chúng tôi nhận thấy còn rất nhiều vấn đề cần phải đầu tư hơn nữa để sửa đổi dứt khoát trong luật”, bà Lan nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định). Ảnh: P.Thắng

Chung mối quan tâm, đại biểu Nguyễn Hải Dũng (Nam Định) nêu, việc các bệnh viện như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K xin thôi tự chủ thể hiện “có nhiều vướng mắc khi thực hiện cơ chế tự chủ”.

Theo đại biểu Dũng, vấn đề này cần phải được luật hóa minh bạch, vừa để nhân dân, người bệnh rõ cách thức vận hành của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, vừa giúp bệnh viện, người hành nghề yên tâm cho công tác chuyên môn.

“Tôi đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo Quốc hội nội dung quy định về tự chủ tài chính của cơ sở khám chữa bệnh trong dự thảo luật lần này để kịp thời giải quyết những vướng mắc, khó khăn mà thực tiễn đặt ra”, đại biểu đoàn Nam Định nêu ý kiến.

Để có thời gian cho việc này, ông Dũng đề nghị xem xét thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5 (vào tháng 5/2023), thay vì tại kỳ họp này.

Cơ chế tự chủ không đầy đủ, bệnh viện như “con thuyền bị đắm”

Rất đồng tình là cần phải có một chương hay một mục về cơ chế tự chủ, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cho hay, ông tìm trong dự thảo luật với 121 điều thì chỉ có một từ “tự chủ” được nêu ở Điều 106, là chi ngân sách cho tự chủ.

“Tôi cho rằng, tự chủ cũng giống như dòng sông được khơi thông thì con thuyền là các bệnh viện công đi trên đó sẽ được an toàn và rất tiện lợi. Còn nếu chúng ta xác định không cẩn thận thì rất dễ đánh đắm con thuyền đó”, ông An ví von.

Đại biểu đoàn Đồng Nai dẫn chứng như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K gần như “hiện tượng con thuyền bị đắm” vì cơ chế không đầy đủ, không đến nơi đến chốn, đặc biệt là tự chủ về con người và kinh phí đều không giải quyết được.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai). Ảnh: Đ.X

Đại biểu Dương Tấn Quân (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng cho rằng, việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ của các bệnh viện công còn nhiều bất cập, dẫn đến tình trạng “không cân đối, không tự chủ được nguồn tài chính”.

Theo đại biểu, dự thảo luật quy định nguồn tài chính cho khám bệnh, chữa bệnh (Điều 105), giá khám bệnh, chữa bệnh (Điều 108), đồng thời chỉnh lý lại các quy định liên quan đến tài chính, xã hội hóa y tế… nhưng chưa giải quyết được vấn đề căn cơ, cốt lõi cho y tế tuyến cơ sở.

“Căn cứ, cơ sở pháp lý về cơ chế tự chủ trong lĩnh vực y tế với bệnh viện công lập là thiếu và chưa đủ. Đầu tư theo hình thức đối tác công - tư, liên doanh, liên kết, sử dụng thiết bị y tế kỹ thuật cao tại các cơ sở y tế công lập chưa có quy định…”, ông Quân giải thích.

Vẫn theo đại biểu Quân, việc giao dự toán khám bệnh, chữa bệnh BHYT ở các cơ sở y tế còn chưa phù hợp, chưa đảm bảo giá dịch vụ y tế, chưa “tính đúng, tính đủ chi phí” trong các bệnh viện phải tự chủ kinh phí chi thường xuyên. Cạnh đó, còn nhiều rào cản về tổ chức, nhân sự trong tự chủ.

“Về thuốc và vật tư y tế hiện các bệnh viện đang loay hoay, không biết mua sắm như thế nào cho đúng. Tình trạng nhân viên y tế giảm thời gian làm chuyên môn để tập trung vào nghiên cứu, mua sắm, đấu thầu cho đảm bảo là có thật”, đại biểu cho hay, các bệnh viện không chỉ thiếu thuốc mà sắp tới có thể sẽ thiếu một số trang thiết bị y tế do hư hỏng mà không sửa được như các máy kỹ thuật cao (máy MRI, máy xạ trị…) - độc quyền chỉ một hãng, một nhà phân phối, nhưng đấu thầu là phải tham khảo “3 gói giá”.

Vì vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét thấu đáo các vấn đề trên, thực hiện rà soát, đánh giá và hoàn thiện hệ thống pháp luật về cơ chế tự chủ với y tế công lập.

Dự thảo luật sau khi chỉnh lý có 12 chương và 121 điều, nhiều hơn 15 điều so với dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ ba (bỏ 1 điều và bổ sung 16 điều).

Theo chương trình kỳ họp, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua dự án luật này vào ngày 14/11.

Bệnh viện không đủ năng lực để trang bị máy móc hiện đại vì rất tốn kém Vấn đề nữa được nhiều đại biểu quan tâm là xã hội hóa. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh, tiếp thu đa số ý kiến của đoàn đại biểu Quốc hội, dự thảo luật quy định theo hướng rõ các hình thức xã hội hóa.  Đại biểu Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM). Ảnh: Đ.X Đại biểu Nguyễn Tri Thức (Giám đốc Bệnh viên Chợ Rẫy TP HCM) đề nghị bổ sung hình thức xã hội hóa là “mượn tài sản” trong khám bệnh, chữa bệnh. Theo ông Thức, các bệnh viện công không đủ năng lực để trang bị các hệ thống xét nghiệm chất lượng cao, hiện đại vì rất tốn kém.  Do đó, các bệnh viện từ hạng một trở lên gần như đều mượn máy xét nghiệm để sử dụng hết chất hoặc vật tư y tế tiêu hao sau khi trúng thầu.  Điều này đem lại nhiều lợi ích, giúp bệnh nhân cấp cứu, giảm thời gian điều trị. “Hệ thống cũ một tiếng đồng hồ chỉ chạy được 100 test, riêng hệ thống mới, nửa tiếng có thể chạy được 3.000 test, trong đó có ưu tiên những xét nghiệm cấp cứu sẽ có kết quả trước”, ông Thức ví dụ. Hơn nữa, suốt quá trình hoạt động, bảo trì, bảo hành, sửa chữa… bệnh viện không tốn kinh phí. “Chúng ta mua về thì đó là tài sản của bệnh viện, nếu máy hư thì công ty cũng không sửa và đa số những hệ thống hiện đại đó, kỹ sư của bệnh viện gần như không người nào biết sửa, máy móc tiếp tục trùm mền”, ông Thức tha thiết mong Quốc hội cho phép bổ sung hình thức mượn này. “Đại biểu Nguyễn Tri Thức nói rất đúng”, ông An bày tỏ quan điểm đồng tình. “Tôi hỏi một số bác sĩ họ nói rằng có những loại máy móc, phương tiện chỉ đi với một loại hóa chất nhất định, các hãng đề nghị cho mượn nhưng phải dùng loại hóa chất của họ. Chúng ta lại căn cứ vào quy định của đấu thầu, lúc nào cũng chăm chăm đấu thầu, nhưng đấu thầu được máy lại không đấu thầu được hóa chất, đấu thầu được hóa chất thì không đấu thầu được máy”, đại biểu An cho hay.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

Bộ Công Thương làm rõ các ý kiến liên quan dự thảo nghị định về kinh doanh xăng dầu

(Thanh tra) - Bộ Công Thương cho biết, trong quá trình xây dựng nghị định thay thế các nghị định về kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã nhận được nhiều ý kiến góp ý của các bộ, ngành, doanh nghiệp, Hiệp hội Xăng dầu trong đó có một số nội dung liên quan đến cơ chế điều hành giá xăng dầu; việc xem xét bỏ quy định về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và quyền mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu.

Lê Phương

21:51 22/11/2024
Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

Đổi mới phương thức thanh, kiểm tra, tập trung kiểm soát quyền lực, thực hiện các nội dung được phân cấp, phân quyền

(Thanh tra) - Đó là giải pháp nhằm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong hoạt động thanh tra được đưa ra tại đề tài khoa học cấp bộ năm “Thanh tra, kiểm tra đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước” do TS Nguyễn Tuấn Khanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thanh tra, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm, được Hội đồng Khoa học nghiệm thu xếp loại xuất sắc.

Thái Hải

18:05 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm