Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 13/10/2017 - 15:30
(Thanh tra) - Sáng 13/10, tại Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội (khóa XVI), Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung dành thời gian nói về 5 “siêu ban” quản lý dự án với gần 1.000 người.
Ban Quản lý dự án giao thông - 1 trong 5 "siêu ban". Ảnh: TN
5 “siêu ban” quản lý dự án chuyên ngành được thành lập trên cơ sở tiếp nhận nguyên trạng về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài sản, công việc của 26 Ban Quản lý dự án - tiền thân trực thuộc TP và trực thuộc các sở, ngành.
Tổng số cán bộ của 5 Ban Quản lý dự án là 984 người, trong đó có 5 công chức, 706 viên chức và 273 lao động hợp đồng.
Sau khi sáp nhập, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, giai đoạn tiếp theo, TP sẽ xây dựng đề án vị trí việc làm của tất cả các Ban Quản lý dự án này. “Bước ba, sắp xếp theo đề án vị trí việc làm thì chắc chắn sẽ giảm các Ban Quản lý dự án này”, Chủ tịch UBND TP Hà Nội nói.
Cùng với việc xây dựng đề án vị trí việc làm, TP Hà Nội đang rà soát khoảng 400 dự án các Ban Quản lý dự án đang tiếp nhận. Trên cơ sở đó, nếu dự án nào không nằm trong chương trình đầu tư công, TP Hà Nội sẽ yêu cầu dừng lại.
“Dự án nào đã hoàn thành, TP sẽ tập trung thanh quyết toán, kiểm toán. Với dự án có chủ trương đầu tư, TP Hà Nội sẽ đôn đốc sớm triển khai”, ông Chung cũng đề nghị, rà soát các Ban Quản lý thuộc các quận, huyện .
5 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình chuyên ngành của TP gồm có: Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp, Ban Quản lý dự án giao thông, Ban Quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Quản lý dự án văn hóa xã hội, Ban Quản lý dự án cấp nước, thoát nước và môi trường.
Trước đó, Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP Hà Nội đánh giá, số lượng cán bộ, người lao động của các “siêu ban” quản lý này nhiều hơn so với khối lượng công việc tương ứng số lượng dự án, kế hoạch vốn được giao triển khai.
Đến thời điểm khảo sát cuối tháng 8/2017, việc triển khai, thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2017 ở các Ban Quản lý dự án còn chậm, tỉ lệ giải ngân còn thấp.
Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước Hà Nội, đến ngày 23/8/2017, 5 Ban Quản lý dự án mới giải ngân được 1.625 tỉ đồng/6.524 tỉ đồng kế hoạch vốn đầu tư công năm 2017, đạt 25% kế hoạch. Đáng chú ý, không có Ban Quản lý dự án nào giải ngân đạt 50%. Ban Quản lý dự án dân dụng và công nghiệp đứng đầu về giải ngân cũng chỉ đạt 42%.
Các Ban Quản lý dự án cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tự chủ, tự đảm bảo kinh phí hoạt động (kinh phí hoạt động trích theo tỉ lệ trên kế hoạch vốn được giao). Đặc biệt, một số Ban Quản lý dự án chưa đủ kinh phí để trả lương cho cán bộ, người lao động năm 2017. Do vậy, Ban Quản lý dự án phải trình UBND TP Hà Nội ứng trước ngân sách.
Trong đó, Ban Quản lý dự án nông nghiệp và phát triển nông thôn đã được TP hỗ trợ 1,4 tỷ đồng và tạm ứng ngân sách TP 6,2 tỷ đồng; Ban Quản lý dự án giao thông dự kiến chỉ đủ chi phí hoạt động đến hết quý III/2017.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.
Thái Hải
12:16 12/12/2024(Thanh tra) - Như đã thành thông lệ, sau khi thực hiện thí điểm từ năm 2016 đến nay, Thanh tra Chính phủ đã phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) của UBND các tỉnh, thành phố hàng năm (PACA).
Thành Dương
22:33 10/12/2024Nam Dũng
21:51 10/12/2024T.Thanh
18:24 10/12/2024Trần Quý
13:49 10/12/2024Trần Quý
11:39 10/12/2024Văn Thanh
Bùi Bình
CB
Hải Hà
Chính Bình
Trọng Tài
Thái Hải
Hoàng Long
Hải Hà
PV
Trần Lê
Trần Quý