Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chỉ đạo đối tượng thanh tra thực hiện kết luận thanh tra

Thứ sáu, 24/04/2015 - 09:42

(Thanh tra) - Đó là một trong những nội dung được quy định tại Nghị định số 33/2015/NĐ-CP quy định việc thực hiện kết luận thanh tra (KLTT) và theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2015.

Ra văn bản đôn đốc trong 15 ngày

Theo quy định tại Mục 4, Nghị định 33, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được KLTT hoặc văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, căn cứ nội dung KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng thời hạn yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm của mình; kịp thời chỉ đạo đối tượng thanh tra tổ chức thực hiện KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; áp dụng biện pháp theo thẩm quyền giải quyết khó khăn, vướng mắc của đối tượng thanh tra trong quá trình thực hiện KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; kiểm tra việc thực hiện KLTT của đối tượng thanh tra.

Căn cứ nội dung KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra có trách nhiệm kịp thời xử lý sai phạm về hành chính, kinh tế; tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật, ban hành quyết định xử lý kỷ luật hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức; xử lý hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý người có hành vi vi phạm; áp dụng biện pháp buộc đối tượng thanh tra khắc phục sơ hở, yếu kém trong quản lý, chấm dứt hành vi vi phạm; hủy bỏ, bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành văn bản có nội dung trái pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật; xử lý hành vi vi phạm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Thẩm quyền, trình tự, thủ tục thực hiện các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật và pháp luật khác có liên quan.

Về theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT, Chương III quy định, hoạt động này phải được tiến hành thường xuyên, kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; được tiến hành đối với từng vụ việc hoặc đồng thời nhiều vụ việc tùy theo mức độ phức tạp của vụ việc được theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.

Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp với cơ quan ban hành KLTT có trách nhiệm chỉ đạo việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.

Còn Thủ trưởng cơ quan ban hành KLTT có trách nhiệm tổ chức việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT và xử lý kịp thời kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT trong phạm vi quyền hạn do pháp luật quy định.

Cơ quan quản lý trực tiếp đôn đốc

Đối với trách nhiệm của cơ quan thanh tra Nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, Điều 19 quy định,Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của Thủ tướng Chính phủ. Thanh tra bộ, thanh tra tỉnh, thanh tra sở, thanh tra huyện có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý về thanh tra của mình, của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước cùng cấp.

Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý về thanh tra của mình; tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện KLTT, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT là đối tượng thanh tra, cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm hoặc có liên quan đến việc thực hiện KLTT.

Nội dung theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện KLTT gồm theo dõi về quá trình tổ chức chỉ đạo việc thực hiện KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành; tiến độ và kết quả thực hiện các nội dung trong KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của đối tượng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra; nắm bắt khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc thực hiện KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

Nhắc nhở việc thực hiện nội dung được ghi trong KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra nhưng chưa được thực hiện; yêu cầu báo cáo giải trình nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; áp dụng biện pháp để KLTT, văn bản chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra được thực hiện.

Kiểm tra việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện KLTT, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; kết quả thực hiện KLTT, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra, bao gồm nội dung đã hoàn thành, chưa hoàn thành và tiến độ thực hiện; nắm bắt khó khăn khách quan và chủ quan trong quá trình thực hiện KLTT, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra; phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể có liên quan trong việc thực hiện KLTT, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và trách nhiệm của chủ thể có liên quan và nguyên nhân chưa hoàn thành việc thực hiện KLTT, yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra.

B.B.Đ

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

Bảo vệ bí mật công tác của ngành Thanh tra - đảm bảo an toàn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngành

(Thanh tra) - Ngày 12/12, Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra tổ chức Hội thảo Hoàn thiện kết quả nghiên cứu “Bảo vệ bí mật Nhà nước và bí mật công tác của ngành Thanh tra – Thực trạng và giải pháp”, do TS Nguyễn Văn Tuấn, Phó Cục trưởng Cục 4, Thanh tra Chính phủ làm chủ nhiệm.

Thái Hải

12:16 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm