Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoài Phương
Thứ hai, 31/05/2021 - 18:00
(Thanh tra) - Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), sự chậm trễ trong việc thiết lập sổ đăng ký công khai và các rào cản về khả năng tiếp cận làm suy yếu tiến trình hành động của Liên minh châu Âu (EU) trong việc chấm dứt công ty ẩn danh.
Ảnh minh họa: Jirsak/ iStock
Hành động nghiêm túc của EU
Các công ty ẩn danh từ lâu đã là phương tiện được những kẻ tham nhũng và tội phạm lựa chọn. Tuy nhiên, hiện chúng không còn là một bí mật. Các trường hợp tham nhũng xuyên biên giới và rửa tiền mới được báo cáo hầu như hàng tuần. Tại đó, thủ phạm thường ẩn mình sau các cấu trúc công ty bí mật.
EU đã được ca ngợi vì những tiến bộ của họ trong việc hạn chế sự lạm dụng của các công ty ẩn danh, và thực tế đúng như vậy. EU là một trong số những khối đầu tiên thực hiện các bước nghiêm túc nhằm cải thiện tính minh bạch về quyền sở hữu có lợi.
Đáng chú ý nhất là vào năm 2015, Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ 4 của EU (AMLD 4) đã yêu cầu các quốc gia thiết lập sổ đăng ký quyền sở hữu có lợi.
AMLD 4 cho phép các công ty áp dụng việc xác minh danh tính điện tử hoặc e-KYC để xác minh khách hàng từ xa. Điều này có thể được thực hiện thông qua xác minh ID dựa trên ảnh tự chụp hoặc xác minh ID dựa trên video.
Điều 58-62 của AMLD 4 ghi rõ, hậu quả của việc pháp nhân không tuân thủ là bị phạt hành chính ít nhất gấp đôi số tiền thu lợi được từ việc vi phạm luật AML, nếu lợi ích đó có thể xác định được, hoặc ít nhất là 1 triệu EUR.
Theo Chỉ thị thứ 4, các đơn vị tình báo tài chính EU (FIU) chịu trách nhiệm tiếp nhận và phân tích thông tin từ các pháp nhân về các giao dịch liên quan đến rửa tiền và tài trợ khủng bố.
Vào năm 2018, để ứng phó với các vụ bê bối như Hồ sơ Panama và Hồ sơ Paradise, EU đã thông qua Chỉ thị chống rửa tiền lần thứ năm (AMLD 5), với các biện pháp tiếp theo nhằm tăng cường khả năng của các cơ quan có thẩm quyền - cả trong và ngoài EU - trong việc phát hiện và điều tra rửa tiền và tội phạm tài chính.
AMLD 5 sửa đổi một số điều khoản của AMLD 4, đồng thời bổ sung một số điều khoản mới. Trong đó, một số điểm quan trọng bao gồm:
Minh bạch về vấn đề chủ sở hữu có lợi của pháp nhân, quỹ tín thác cũng như việc tạo sổ đăng ký tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán trung tâm và chủ sở hữu két an toàn.
Các công ty và các pháp nhân khác sẽ phải giữ thông tin hiện tại về quyền sở hữu có lợi của mình, bao gồm cả mức độ lợi ích nắm giữ. Ngoài ra, thông tin sẽ được gửi đến sổ đăng ký trung tâm.
Các cá nhân giữ vị trí chính trị quan trọng (PEP) trong nước giờ đây sẽ chịu sự giám sát tương tự như các PEP nước ngoài, cùng với các quan chức cấp cao của các tổ chức quốc tế và thành viên của cơ quan quản lý của các đảng chính trị.
AMLD 5 đã thừa nhận rằng, minh bạch có thể là một biện pháp răn đe mạnh mẽ, nó cũng đặt ra các biện pháp để ngăn chặn rửa tiền và tội phạm tài chính. Hơn nữa, AMLD 5 khẳng định tầm quan trọng của việc giám sát công khai dữ liệu công ty và quyền sở hữu có lợi trong việc duy trì niềm tin vào tính liêm chính của các giao dịch kinh doanh và hệ thống tài chính, nó đòi hỏi các quốc gia phải công khai sổ đăng ký quyền sở hữu có lợi cho tất cả các thành viên của cộng đồng.
Ai đã tuân thủ và ai đã không?
3 năm sau khi AMLD 5 được thông qua và hơn 1 năm sau thời hạn chuyển đổi các biện pháp quan trọng ở cấp quốc gia, TI đã tiến hành kiểm tra xem liệu các quốc gia trên khắp EU có thực hiện những biện pháp để cải thiện tính minh bạch trong quyền sở hữu công ty hay không.
Theo TI, phần lớn các quốc gia trong Liên minh - 24/27 - có ít nhất một sổ đăng ký trung tâm thông tin về quyền sở hữu có lợi tư nhân. 3 quốc gia chưa thành lập bất kỳ loại sổ đăng ký quyền sở hữu có lợi nào là Hungary, Ý và Cộng hòa Litva.
Tuy nhiên, việc không tuân thủ các quy tắc của EU trở nên nghiêm trọng hơn nhiều nếu chúng ta xem xét, liệu các quốc gia EU có thiết lập sổ đăng ký quyền sở hữu lợi ích công hay không. 6 quốc gia - Síp, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hy Lạp, Romania và Tây Ban Nha - đã không tuân thủ thời hạn và chưa công khai sổ đăng ký của họ. Ở hầu hết các quốc gia này, quyền truy cập vào dữ liệu vẫn có thể được cấp cho giới báo chí truyền thông hoặc xã hội dân sự, nếu họ chứng minh được họ có sự tiếp cận hợp pháp.
Đăng ký quyền sở hữu có lợi trên toàn EU: Có thể tiếp cận - nhưng không thực sự
Mặc dù các quy định của EU nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cấp quyền truy cập thông tin về quyền sở hữu có lợi cho cả cơ quan có thẩm quyền trong nước và nước ngoài, cũng như các thành viên của cộng đồng, nhưng những gì TI nhận thấy là quyền truy cập có thể bị hạn chế - ngay cả ở các quốc gia có sổ đăng ký trung tâm công khai.
Một số quốc gia đã thiết lập hệ thống đăng ký phức tạp thường yêu cầu tài liệu nhận dạng kỹ thuật số - từ quốc gia đó hoặc một quốc gia EU khác trong danh sách các quốc gia có hệ thống nhận dạng điện tử được phê duyệt. Trên thực tế, những yêu cầu đăng ký này đang tạo ra những hạn chế về truy cập địa lý, vi phạm rõ ràng các quy tắc của EU, hạn chế khả năng của các cơ quan nước ngoài cũng như công chúng trong việc tìm kiếm và nhận thông tin về quyền sở hữu công ty thực sự.
Lấy ví dụ: Ở Bỉ, quyền truy cập vào sổ đăng ký chỉ giới hạn đối với công dân Bỉ hoặc công dân nước ngoài có mã số thuế Bỉ.
Việc truy cập thông tin có thể bị hạn chế bởi các chức năng của sổ đăng ký và cách tìm kiếm thông tin.
Các hạn chế khác bao gồm: Yêu cầu cách viết chính xác của tên công ty được nhập trong sổ đăng ký như ở Thụy Điển; số định danh thuế của công ty ở Ba Lan hoặc số định danh cá nhân của chủ sở hữu thụ hưởng ở Malta, Ba Lan và cả ở Thụy Điển. Ở Bulgaria, chỉ có thể tìm kiếm theo công ty và chủ sở hữu có lợi bằng ngôn ngữ Cyrilic.
Chỉ ở Đan Mạch và Latvia, thông tin trong sổ đăng ký mới có sẵn dưới dạng dữ liệu có cấu trúc và ở định dạng thuật ngữ máy tính có thể đọc được, cho phép mọi người tải xuống toàn bộ tập dữ liệu.
Cần chấm dứt sự chậm trễ và hạn chế
TI nhận định, sau hơn 1 năm kể từ thời hạn chuyển đổi AMLD của EU, 9 quốc gia EU vẫn chưa có sổ đăng ký quyền sở hữu lợi ích công. Những quốc gia khác áp đặt các quy định về địa lý, rõ ràng vi phạm các quy tắc của EU. Hầu hết các quốc gia của EU đã đưa ra các rào cản như paywall (quyền truy cập bị hạn chế đối với người dùng phải trả tiền để đăng ký vào trang web) và đăng ký tài khoản - mặc dù hợp pháp, nhưng lại hạn chế quyền truy cập và khả năng sử dụng dữ liệu.
Các chính phủ của Síp, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Hy Lạp, Hungary, Ý, Litva, Romania và Tây Ban Nha bắt buộc phải thực hiện đầy đủ AMLD của EU và thiết lập các sổ đăng ký quyền sở hữu lợi ích công mà không có bất kỳ sự chậm trễ nào nữa.
Tất cả các nước thành viên EU cần đảm bảo rằng tinh thần của AMLD được tôn trọng. Bước đầu tiên để đảm bảo chất lượng của sổ đăng ký là thu thập và cung cấp tất cả thông tin quan trọng để xác định chủ sở hữu thụ hưởng và hiểu mối quan hệ của họ với thực thể pháp lý. Thông tin này sau đó sẽ dễ dàng truy cập. Người dùng càng dễ dàng tìm kiếm trên sổ đăng ký, phân tích các kết nối và kiểm tra chéo dữ liệu với các thông tin liên quan khác, thì cơ quan chức năng và các tác nhân khác càng có khả năng xác định được các dấu hiệu bị gắn cờ đỏ và hành vi sai trái tiềm ẩn.
Cũng theo TI, bản thân Ủy ban châu Âu có một cơ hội đáng kể để giải quyết những thiếu sót rõ ràng này trong quá trình chuyển đổi chỉ thị của các quốc gia thành viên. Là một phần của sách luật chống rửa tiền sắp ra mắt, Ủy ban nên đề xuất một bộ hướng dẫn để cải thiện tính sẵn có của dữ liệu quyền sở hữu có lợi cũng như tạo điều kiện thuận tiện cho việc liên kết giữa các sổ đăng ký trên toàn EU.
Và, nếu như những vấn đề này chưa được giải quyết trên diện rộng, các cơ quan chức năng, các tổ chức độc lập ở EU và mọi người sẽ tiếp tục gặp khó khăn trong việc xác định những cá nhân thực sự đứng sau các công ty bị lợi dụng và lạm dụng để phạm tội tài chính - có nghĩa là không thể ngăn chặn dòng tiền bẩn ở EU.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Viện Trần Nhân Tông có chuyên môn về Phật học, nhưng vẫn trúng gói thầu Biên soạn và xuất bản Bộ Địa chí huyện Đan Phượng với giá 8,347 tỷ đồng tại huyện Đan Phượng, dù nhà thầu này bỏ giá cao hơn 747 triệu đồng so với đơn vị.. . trượt thầu.
Công Thắng - Phạm Hoa
21:13 11/11/2024(Thanh tra) - Bộ Chính trị đề nghị Trung ương Đảng xem xét, xử lý kỷ luật các 2 nguyên Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ là các ông Ngô Đức Vượng và Nguyễn Doãn Khánh. Còn nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Dân Mạc do bị bệnh nặng nên chưa xem xét kỷ luật.
Hương Giang
20:28 11/10/2024Lê Phương
10:00 23/08/2024Phương Hiếu
21:34 22/08/2024Hương Giang
19:26 14/08/2024Hương Giang
15:49 03/08/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương