Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Xử lý vi phạm đối với việc sử dụng SGK, sách tham khảo

Phương Hiếu

Thứ tư, 30/09/2020 - 19:34

(Thanh tra) - Là một trong những thông tin được đưa ra tại buổi họp báo quý III/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) diễn ra chiều ngày 30/9 tại Hà Nội.

Chánh Văn phòng Bộ GDĐT Trần Quang Nam phát biểu tại buổi họp báo. Ảnh: LP

Không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo

Theo Chánh Văn phòng Bộ GDĐT Trần Quang Nam, trong quý III/2020, Bộ GDĐT đã tập trung chỉ đạo các sở GDĐT, cơ sở giáo dục hoàn thành kế hoạch năm học 2019-2020 trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp.

Bên cạnh đó, chỉ đạo, phối hợp với các địa phương tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (2 đợt) đảm bảo mục tiêu kép là vừa an toàn phòng chống dịch, vừa đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Bộ GDĐT cũng đã kịp thời chỉ đạo các cơ sở giáo dục đại học thay đổi phương án, kế hoạch tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2020 phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo công bằng và quyền lợi cao nhất cho thí sinh, nhất là trong điều kiện thí sinh phải thi làm 2 đợt.

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương tích cực chuẩn bị các điều kiện (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa (SGK)) để triển khai chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 năm học 2020-2021 và chuẩn bị triển khai với lớp 2 và lớp 6 vào năm học 2021-2022.

Kịp thời chỉ đạo các địa phương, cơ sở giáo dục tổ chức khai giảng năm học mới gọn nhẹ, phù hợp với tình hình dịch bệnh ở từng địa phương, trên tinh thần tất cả vì học sinh thân yêu.

Chia sẻ về trạng thiếu SGK xảy ra tại một số địa phương và vẫn còn một số cơ sở giáo dục giới thiệu sách tham khảo, kèm theo danh mục SGK gây bức xúc trong dư luận đầu năm học mới, ông Nam cho biết ngày 8/9, Bộ GDĐT đã có văn bản về việc tăng cường quản lý việc trang bị SGK và tài liệu tham khảo trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Bộ GDĐT yêu cầu giám đốc các sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông thực hiện việc trang bị SGK theo đúng quy định, đảm bảo chất lượng, đủ số lượng và kịp thời cho năm học 2020-2021 và những năm tiếp theo. Đối với tài liệu tham khảo, thực hiện đúng quy định tại Thông tư số 21/2014/BGDĐT và Điều lệ Trường học, trong đó yêu cầu tuyệt đối không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo; phụ huynh, học sinh tự mua sắm theo nhu cầu thực tế và không bắt buộc.

Bộ GDĐT cũng yêu cầu sở GDĐT tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục phổ thông trong việc cung cấp SGK và tài liệu tham khảo, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Để tăng cường quản lý, sử dụng sách tham khảo, Bộ GDĐT sẽ chỉnh sửa, bổ sung Thông tư số 21/2014/TT-BGDĐT theo hướng quy định cụ thể hơn về yêu cầu, thẩm định, lựa chọn, sử dụng sách tham khảo trong nhà trường.

Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng từng bước độc lập với dạy học để hạn chế việc giáo viên sử dụng sách tham khảo đưa vào đề kiểm tra. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với việc sử dụng SGK, sách tham khảo.

Hoàn thành thẩm định vòng 1 SGK lớp 2-6

Cũng theo ông Nam, từ năm học 2020-2021 chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới chính thức được triển khai đối với lớp 1 và thực hiện cuốn chiếu ở những năm học tiếp theo. Chuẩn bị cho triển khai chương trình trong năm học 2021-2022, thời gian qua, Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK đã tiến hành thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6.

Sau khi ban hành thông báo về việc tổ chức thẩm định SGK lớp 2 và việc tiếp nhận hồ sơ thẩm định SGK lớp 2, Bộ GDĐT đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 nhà xuất bản (NXB), gồm NXB Giáo dục Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, NXB Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Toàn cảnh buổi họp báo. Ảnh: LP

Theo đó, có 33 bản mẫu SGK của đầy đủ 9 môn học và hoạt động giáo dục lớp 2 đã được gửi về. Trong số này, môn Toán có 4 bản mẫu SGK; môn tự chọn Tiếng Anh có 8 bản; các môn còn lại gồm: Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ Thuật, Hoạt động trải nghiệm mỗi môn có 3 bản mẫu.

Đối với lớp 6, Bộ GDĐT đã nhận được 43 bản mẫu SGK của đầy đủ 11 môn học/hoạt động giáo dục giáo dục bắt buộc, bản mẫu SGK môn tự chọn tiếng Anh. Trong đó, trừ môn Tin học có 6 bản mẫu, tiếng Anh có 9 bản mẫu, các môn còn lại mỗi môn có 3 bản mẫu SGK.

Thành phần Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK lớp 2, lớp 6 bao gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan. Trong đó, ít nhất 1/3 tổng số thành viên là các nhà giáo đang giảng dạy môn học/hoạt động giáo dục ở cấp học tương ứng.

Hiện nay, việc thẩm định SGK lớp 2 và lớp 6 đã hoàn thành vòng 1, các NXB đang chỉnh sửa, hoàn thiện theo ý kiến của Hội đồng Thẩm định, dự kiến thẩm định vòng 2 sẽ hoàn thành vào cuối tháng 10 (đối với lớp 2) và trung tuần tháng 11 (đối với lớp 6).

Thực hiện đúng phương châm “Học gì thi nấy”

Về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT, tuyển sinh đại học, cao đẳng giai đoạn 2021 - 2025, ông Nam cho biết, nhìn lại 6 năm đổi mới kỳ thi THPT (2015-2020) cho thấy, việc đổi mới kỳ thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT đã khắc phục rõ rệt tình trạng học tủ, học lệch diễn ra trong nhiều năm, thực hiện đúng phương châm “học gì thi nấy”, yêu cầu học sinh phải học toàn diện. Đồng thời, công tác tổ chức thi gọn nhẹ hơn, thí sinh chỉ phải dự thi một lần, ngay tại địa phương, giúp giảm áp lực, giảm tốn kém cho gia đình, học sinh và xã hội

Các hình thức tuyển sinh đại học, cao đẳng được đa dạng hóa. Các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có sự chuyển biến tích cực trong tự chủ tuyển sinh, trong đó ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương thức xét tuyển theo tiếp cận quốc tế, như sử dụng các chứng chỉ chuẩn quốc tế, kết quả bài thi đánh giá năng lực... Tỷ lệ tuyển sinh dựa vào kết quả thi THPT giảm đi.

Từ kết quả của giai đoạn 2015-2020, định hướng kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2021-2025 được xác định cơ bản sẽ giữ ổn định như năm 2020, chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ và chú trọng xây dựng, phát triển ngân hàng câu hỏi thi cho phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Hiện Bộ GDĐT đang xây dựng để sớm công bố phương án thi và tuyển sinh giai đoạn 2021-2025, trên quan điểm phân định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ GDĐT và trách nhiệm triển khai cụ thể của địa phương, cơ sở giáo dục đối với các kỳ thi và tuyển sinh.

Trong đó, tăng cường tự chủ, trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học trong tuyển sinh; đảm bảo sự công bằng giữa các thí sinh; có sự giám sát mạnh mẽ của xã hội; từng bước tiếp cận xu hướng tuyển sinh của các nước tiên tiến về giáo dục trên thế giới.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Trường đại học của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh

Trường đại học của tỷ phú Phạm Nhật Vượng được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh

(Thanh tra) - Sau 5 năm thành lập, từ một dự án trên giấy, một “ngôi trường 0 tuổi”, VinUni đã trở thành một hiện tượng giáo dục khi là trường đại học trẻ nhất và nhanh nhất thế giới đạt chứng nhận QS 5 sao toàn diện. Nhân dịp 5 năm ngày truyền thống, VinUni vừa được nhận bằng khen từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho những thành tích và đóng góp xuất sắc thời gian qua.

TC

19:49 15/01/2025
Thanh Hoá: Nhiều cán bộ y tế trường học không có chuyên môn y tế

Thanh Hoá: Nhiều cán bộ y tế trường học không có chuyên môn y tế

(Thanh tra) - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá vừa có báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát công tác y tế trường học năm học 2023 - 2024 cho thấy, cán bộ thực hiện công tác y tế trường học đa số là cán bộ kiêm nhiệm, không có chuyên môn y.

Hương Trà

18:00 15/01/2025

Tin mới nhất

Xem thêm