Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 04/12/2013 - 20:28
“Lần đầu tiên học sinh Việt Nam tham gia chương trình đánh giá PISA (2012) và xếp thứ 8 về Khoa học, thứ 17 về môn Toán và thứ 19 về môn Đọc hiểu trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, kết quả này đã gây bất ngờ cho cả thế giới”.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển tại buổi tọa đàm trực tuyến về giáo dục sáng nay 4/12.
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT tại buổi tọa đàm trực tuyến về giáo dục sáng nay 4/12 về kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2012 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 3/12. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Chúng tôi vui và bất ngờ với kết quả này, bởi Việt Nam lần đầu tiên tham gia chương trình đánh giá này vào năm 2012. Khi tham gia chúng tôi chỉ hy vọng học sinh đạt trung bình hoặc dưới trung bình và không ngờ chúng ta là nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất trong 65 nước tham gia nhưng có được chất lượng gây bất ngờ cho cả thế giới vì khi tham gia vào hoạt động của PISA 2012 so với các nước tham gia PISA, Việt Nam xếp thứ 69/70 về GDP bình quân đầu người và Việt Nam xếp thứ 70/70 về chỉ số HDI".
Việt Nam liều mình tham gia PISA
PISA là chương trình đánh giá học sinh quốc tế" do OECD khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các chỉ số đánh giá tính hiệu quả - chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông. Quy mô của PISA là rất lớn và có tính toàn cầu. Qua 5 cuộc khảo sát đánh giá, ngoài các nước thuộc khối OECD còn có rất nhiều quốc gia là đối tác của khối OECD đăng ký tham gia. Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, lần đầu tiên Việt Nam tham gia một kỳ thi mang tính quốc tế lại yêu cầu kỹ thuật cao và nghiêm ngặt như PISA, Việt Nam vẫn còn thiếu kinh nghiệm tổ chức và dù đã có một số chuyên gia nhưng lực lượng chuyên gia chuyên nghiệp vẫn còn mỏng. Các tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt rất ít, chủ yếu bằng tiếng nước ngoài, gây khó khăn không nhỏ cho việc tìm hiểu và tiếp cận với PISA lần này. Việt Nam chưa xây dựng được dữ liệu đầy đủ về các trường có học sinh ở độ tuổi 15, trong khi đó, Việt Nam có rất nhiều loại hình trường, nhiều tổ chức quản lý, do đó rất khó khăn trong công việc chọn mẫu.
Trong khi đó, giáo viên và học sinh chưa từng được làm quen với các dạng đề thi của PISA, vì vậy, nếu không chuẩn bị kỹ cho học sinh làm quen với tư duy của các dạng đề thi PISA, học sinh sẽ khó có thể biết cách làm bài và trả lời đúng câu hỏi.
Khả năng toán học của học sinh Việt Nam vượt trội so với học sinh nhiều nước
Năng lực toán học Việt Nam vượt chuẩn quốc tế
Đối với lĩnh vực Đọc hiểu: Việt Nam đứng thứ 19/65, điểm trung bình là 496 thì Việt Nam đạt 508, như vậy, năng lực Đọc hiểu của HS VN cao hơn chuẩn năng lực của OECD.
Lĩnh vực Khoa học: Việt Nam đứng thứ 8/65. Điểm trung bình Mean Score là 501 thì Việt Nam đạt 528. Kết quả thi của Việt Nam khá cao so trong bảng xếp hạng các nước trên thế giới tham gia kỳ thi PISA 2012, đứng trong top 20 nước có điểm chuẩn các lĩnh vực cao hơn điểm 500.
Vì sao năng lực khoa học cao hơn Toán và Đọc hiểu?
Theo kết quả đánh giá học sinh quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
(OECD) được công bố ngày 3/12, điểm trung bình môn Khoa học của học sinh
Việt Nam đứng thứ 8 thế giới.
Vì sao kết quả về năng lực Khoa học (science) cao hơn Toán và Đọc hiểu trong khi đánh giá science là 1 lĩnh vực mới, đầy khó khăn đối với HS Việt Nam?
Tuy nhiên, các câu hỏi Khoa học được đưa vào đề thi lần này là các link unit (các bài đã đã được sử dụng trong kỳ PISA trước), đồng thời đó là các tình huống khá quen thuộc như về sữa, về ô tô, về một số loài sinh vật. Các dạng câu hỏi cũng ở mức độ khó vừa phải nên HS VN đã trả lời rất tốt.
Tiếp tục tham gia PISA
Lãnh đạo Bộ khẳng định: Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các kĩ thuật, phương pháp của PISA vào công tác đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông, nhất là đổi mới cách ra đề kiểm tra, đề thi và phương pháp đánh giá chất lượng trên diện rộng - của từng điạ phương (không phải là đánh giá kết quả của các cá nhân các học sinh).
Mục đích của PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào.
Theo Dân Trí
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank