Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chủ nhật, 27/04/2014 - 06:22
(Thanh tra) - Hiện nay, rất nhiều học sinh quay lưng với môn Sử. Kết quả học sinh đăng ký môn Sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay cho thấy, tỷ lệ học sinh chọn Sử ở hầu hết các trường là dưới 10%, thậm chí ở một số trường, tỷ lệ này là con số 0.
GS Phan Huy Lê: Không bao giờ tôi dạy Sử theo cách truyền đạt kiến thức. Cái chúng ta quan tâm hàng đầu là cái đẻ ra kiến thức, tức là cái tư duy của con người... Ảnh: Hải Hà
Trước thực trạng trên, GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam bày tỏ sự lo lắng, bởi trong giáo dục phổ thông, các môn xã hội nói chung và môn Sử nói riêng rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người, xây dựng bản lĩnh và ý thức công dân của lớp trẻ lớn lên sẽ như thế nào.
GS Phan Huy Lê: Tôi có thể nói rằng, việc dạy Sử ở trường phổ thông hiện nay chưa làm tròn nhiệm vụ của mình, hệ quả là nhiều học sinh không yêu Sử, thậm chí nhiều em còn nói thẳng là chán học Sử.
Đó cũng là điều dễ hiểu, bởi vì hiện nay, cách dạy, chương trình và sách giáo khoa (SGK) môn Sử ở bậc phổ thông chưa hợp lý. Chương trình nặng kiến thức, SGK dày đặc sự kiện, phương pháp dạy truyền thụ 1 chiều theo kiểu đọc - chép thiếu sinh động, học sinh không phải tư duy mà chỉ cần học thuộc lòng.
Vì vậy, theo tôi cần phải khôi phục lại vị thế của môn Sử.
GS Phan Huy Lê: Muốn khôi phục lại vị thế của môn Sử, cần phải đổi mới căn bản toàn diện hệ thống giáo dục Việt Nam, trong đó có giáo dục phổ thông. Với riêng môn Sử cũng cần có sự thay đổi căn bản. Trước tiên, chúng ta phải xác định lại dạy Sử để làm gì, từ đó mới xác định cho học sinh học cái gì và học như thế nào, trên cơ sở đó xây dựng chương trình và biên soạn lại SGK.
Bên cạnh đó, phải cải cách phương thức đào tạo thầy cô giáo và vấn đề mấu chốt là phải thay đổi phương pháp dạy học Sử.
GS Phan Huy Lê: Phương pháp là nhân tố quan trọng trong đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục lần này. Hiện nay, trong Trường Đại học Sư phạm Hà Nội rất coi trọng môn Giáo pháp. Đáng tiếc là môn học này vẫn nặng về các giải pháp giáo dục học, nặng về biện pháp nghiệp vụ mà chưa chú trọng nhiều đến phương pháp giảng dạy.
Thực tế hiện nay, giáo viên THPT, hay đại học, thậm chí cả các GS, TS cũng chưa quan tâm đến phương pháp mà chỉ nặng về truyền đạt kiến thức.
Với riêng cá nhân tôi, từ khi mới bắt đầu đi dạy, tôi đã chú trọng tạo dựng cho mình 1 phong cách riêng. Tôi rất mừng là cách dạy của tôi được sinh viên thích thú và đồng nghiệp đánh giá cao.
Không bao giờ tôi dạy Sử theo cách truyền đạt kiến thức, bởi kiến thức là những kết quả nghiên cứu đã được phát hiện. Cái chúng ta quan tâm hàng đầu là cái đẻ ra kiến thức, tức là cái tư duy của con người, là phương pháp nghiên cứu, là niềm say mê, hứng thú trong tìm tòi và sáng tạo. Đó mới là cái căn bản. Giáo dục phổ thông khác giáo dục đại học, nhưng nó cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giáo viên phải dạy như thế nào để các em phải yêu thích thực sự. Trên cơ sở say mê phải tạo cho các em 1 nền tảng kiến thức căn bản.
Người Việt Nam ta có truyền thống yêu lịch sử. Vậy tại sao lớp trẻ lại không yêu? Đây không phải lỗi của các em mà trách nhiệm thuộc về những người làm giáo dục.
GS Phan Huy Lê: Đúng như vậy. Cách ra đề thi môn Sử trong những năm gần đây cho thấy, việc kiểm tra môn Sử vẫn ra nhiều câu hỏi, các câu hỏi nặng về kiểm tra kiến thức, nhất là sự kiện và diễn biến. Như vậy, chính giáo viên đã định hướng 1 cách học không thông minh, không sáng tạo.
Cách thi cử này đã lỗi thời. Kiểm tra môn Sử cần thay đổi theo hướng chung là không chỉ đo kiến thức mà quan trọng hơn là những hiểu biết thực sự, để các em vận dụng kiến thức đó xử lý các vấn đề. Cùng với đề thi, cách chấm thi cũng phải thay đổi.
GS Phan Huy Lê: Tôi lấy làm tiếc vì trong giáo dục phổ thông hiện nay việc xác định các môn học chưa đúng, còn phân biệt môn chính, môn phụ. Không nên để tồn tại tình trạng này, bởi nếu thiếu đi 1 mắt xích, cỗ máy sẽ không thể vận hành được. Nói như vậy không có nghĩa là “cào bằng” tất cả mà chỉ nên phân biệt về chức năng và vị thế.
Theo tôi, hiện nay có 4 môn cực kỳ quan trọng: Ngữ văn bởi vì nó là quốc ngữ của dân tộc; Toán học vì toán học xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống; Ngoại ngữ vì thế giới đang trong thời kỳ hội nhập; cuối cùng là môn Sử.
Nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ coi môn Sử là môn bắt buộc, vì họ quan niệm học Sử để rèn luyện nhân cách, xây dựng bản lĩnh, ý thức công dân. Rất tiếc, ở Việt Nam chưa xác lập được điều này, vì thế trong thi cử có lúc thi, lúc không, lúc lại cho tự chọn.
Tôi rất tiếc không phải cho môn Sử mà là tiếc trong trách nhiệm giáo dục phổ thông, tiếc trong vấn đề không quản lý được đào tạo lớp trẻ. Cá nhân tôi cho rằng, môn Sử không nên vắng trong các môn bắt buộc thi tốt nghiệp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị dơ kết công tác bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo diễn ra ngày 10/12.
Lê Phương
20:16 10/12/2024(Thanh tra) - Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, TP Ninh Bình, bị phê bình nhiều lần và trong năm học 2024 - 2025 đã có nhiều dư luận về chuyên môn cũng như tổ chức dạy học, thu chi, nhưng không biết có được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Ninh Bình đưa vào quyết định đã ban hành để kiểm tra hay không?
Nam Dũng
20:00 10/12/2024TC
19:09 10/12/2024Nam Dũng
11:32 10/12/2024Lê Phương
21:30 06/12/2024Trọng Tài
09:47 06/12/2024Phương Anh
TC
TC
Kim Thành
Bùi Bình
Cao Sơn
Lâm Ánh
Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank