Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/12/2013 - 07:39
(Thanh tra)- Những năm qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và có sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị, xã hội, các tầng lớp nhân dân.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi đối thoại PCTN lần thứ 12 giữa Chính phủ Việt Nam với cộng đồng các nhà tài trợ, các đối tác phát triển quốc tế diễn ra sáng 12/11 tại Hà Nội. Ảnh: Phương Hiếu
Ngày 31/10/2003, Công ước Liên hợp quốc (LHQ) về chống tham nhũng (UNCAC) đã được thông qua tại Đại hội đồng LHQ và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 14/12/2005. Công ước được phê chuẩn bởi hơn 2/3 tổng số 192 quốc gia thành viên LHQ. Công ước được hình thành tạo khuôn khổ pháp lý quốc tế cho sự hợp tác giữa các quốc gia để ngăn chặn các hành vi tham nhũng và những tác hại của các hành vi này.
Nhận thấy nhiều quy định của Công ước có nội dung tiến bộ, tạo cơ hội tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế về đào tạo cán bộ, hỗ trợ kỹ thuật, hoàn thiện thể chế PCTN, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu trình phê chuẩn UNCAC. Ngày 30/6/2009, Chủ tịch Nước đã phê chuẩn Công ước tại Quyết định số 950/2009/QĐ-CTN. Công ước chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 18/9/2009.
Ngày 7/4/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 445/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực thi Công ước nhằm nội luật hóa những quy định của Công ước mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.
Giai đoạn I của quá trình triển khai thực thi Công ước, Việt Nam đã chủ động xây dựng kế hoạch thực thi UNCAC bao gồm 53 hoạt động chính về tuyên truyền, phổ biến pháp luật PCTN và nội dung Công ước, nội luật hóa các quy định để đáp ứng yêu cầu của Công ước.
Đến nay, việc thực thi Công ước có những tác động tích cực, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực PCTN. Quyền tham gia và giám sát của nhân dân đối với hoạt động quản lý Nhà nước và PCTN được phát huy tốt hơn. Môi trường kinh doanh cạnh tranh, minh bạch, phòng ngừa và loại bỏ các yếu tố phát sinh tham nhũng trong bản thân doanh nghiệp (DN) và trong mối liên hệ giữa DN với cơ quan Nhà nước; kinh nghiệm, thông tin, tài chính của quốc tế trong hợp tác PCTN cũng được tiếp thu.
Với quyết tâm chính trị và trách nhiệm cao của Chính phủ, các cấp, các ngành, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự cố gắng của các cơ quan chức năng, qua nhiều năm triển khai, công tác PCTN và việc nội luật hóa các quy định của UNCAC đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động, đạt được những kết quả quan trọng. Đa số cán bộ, đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ, giữ vững phẩm chất, đạo đức, không tham nhũng, tiêu cực, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh.
So với trước khi có Luật PCTN và phê chuẩn Công ước, công tác PCTN đã có bước tiến quan trọng, nhất là việc công khai, minh bạch hoạt động của bộ máy Nhà nước, cải cách hành chính, quản lý, sử dụng tài sản công. Trên nhiều lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế.
Giai đoạn 2012 - 2016 của quá trình triển khai, việc thực thi, nội luật hóa các quy định của Công ước, góp phần hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong PCTN được xác định rõ nội dung, lộ trình. Trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các giải pháp về PCTN cũng được xác định cụ thể. Nhiều hoạt động đề xuất về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, bổ sung tội danh tham nhũng và thực thi pháp luật, thu hồi tài sản, hợp tác quốc tế…
Mới đây, tại hội nghị các quốc gia thành viên UNCAC lần thứ 5 diễn ra tại Panama từ ngày 25 - 29/11/2013; định hướng công việc thực thi Công ước trong thời gian tới, Phó Tổng Thanh tra Trần Đức Lượng, Trưởng đoàn Việt Nam tái khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục những nỗ lực thực thi Công ước với các ưu tiên là tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật và thúc đẩy hợp tác quốc tế trong khuôn khổ Công ước cũng như tại các diễn đàn hợp tác đa phương khác có liên quan.
Tổ chức Hướng tới Minh bạch hoan nghênh những nỗ lực của Việt Nam Ngày 3/12, tại họp báo công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng 2013 (CPI 2013) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI), Tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) - cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam - hoan nghênh những nỗ lực và cam kết của Đảng Cộng sản, Quốc hội và Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết tình trạng tham nhũng. TT đặc biệt ghi nhận sự quan tâm không ngừng của các nhà hoạch định chính sách và các bên liên quan tới khu vực tư nhân đối với vai trò của DN trong PCTN, phản ánh qua các cuộc thảo luận tại Đối thoại PCTN lần thứ 12. Để có những tiến bộ cụ thể hơn nữa trong thực tế, TT khuyến nghị Việt Nam cần gấp rút đẩy mạnh thực thi pháp luật hiện hành và sự tham gia của các bên liên quan trong xã hội một cách hiệu quả. Người dân, DN và báo chí đặc biệt cần đóng vai trò chủ động, tích cực hơn trong việc phòng, chống và tố cáo tham nhũng. Sự tham gia của người dân và báo chí có vai trò quan trọng nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong PCTN. Niềm tin của công chúng đối với tính hiệu quả của các nỗ lực PCTN cần được khôi phục để người dân dám từ chối và tố cáo những hành vi sai trái. Đặc biệt, những người tố cáo tham nhũng cần được khích lệ và bảo vệ. Những kết quả cụ thể nhằm giảm hối lộ cần phải đạt được trong một số lĩnh vực khiến người dân còn nhiều bức xúc như y tế và giáo dục. Các biện pháp trừng phạt cần phải được áp dụng một cách minh bạch và phù hợp với những người lạm dụng chức quyền và những người đưa hối lộ để đạt được lợi ích cá nhân một cách không chính đáng. Phát triển kinh tế trong nước một cách bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài có vai trò rất quan trọng đối với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam. Giảm thiểu rủi ro và xử phạt các trường hợp tham nhũng cụ thể là chìa khóa để đạt được những mục tiêu này, đặc biệt trong các lĩnh vực như hải quan,thuế, quản lý đất đai và mua sắm công. Liêm chính trong kinh doanh cần được khuyến khích thông qua việc thực thi nhất quán các quy định hiện hành và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý để giải quyết các rủi ro trong kinh doanh. Điều này bao gồm hình sự hóa việc hối lộ giữa DN tư nhân với DN tư nhân và hối lộ quan chức nước ngoài. Trách nhiệm của doanh nghiệm đối với tham nhũng và bảo vệ người tố cáo một cách hiệu quả trong khu vực tư nhân. Chính phủ và các hiệp hội DN cần hỗ trợ những nỗ lực hành động tập thể phòng, chống hối lộ trong nội bộ DN. Bản thân các DN cần chủ động thiết lập hệ thống quản trị nội bộ tốt nhằm ngăn chặn những rủi ro liên quan đến tham nhũng và truyền thông về vấn đề này. Trên thực tế, để tăng cường sự đóng góp của DN, người dân và báo chí nhằm nâng cao hiệu quả của các nỗ lực PCTN đòi hỏi phải có sự minh bạch trong khu vực công, giảm thiểu nguy cơ lạm dụng quyền lực, và tăng trách nhiệm giải trình. Các cơ chế khiếu nại và đền bù đảm bảo, hoạt động tốt sẽ cho phép người dân và các DN nói không với tham nhũng một cách an toàn, đồng thời kiểm soát hiệu quả những khâu quản lý yếu kém. Được biết, năm nay, Việt Nam xếp hạng 116 trên tổng số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ với điểm số 31/100 (trong đó 0 chỉ mức độ tham nhũng cao và 100 là rất trong sạch). |
Phạm Duy
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân