Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 05/11/2014 - 22:02
(Thanh tra) - Thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp, Đại biểu (ĐB) Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, xu hướng tuyển dụng của các cơ quan, Nhà nước, doanh nghiệp đang ảnh hưởng tiêu cực lên chủ trương phân luồng, chủ trương khuyến khích học nghề, gây ra một tâm lý lo lắng, thất vọng cho người dân khi đăng ký theo học hệ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp…
ĐB Nguyễn Thanh Hải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu ý kiến. Ảnh: Thảo Nguyên
Vẫn “thừa thầy thiếu thợ” nếu không thay đổi
Theo các số liệu báo cáo tổng kết về công tác dạy nghề của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tại các cuộc thi tay nghề giữa các nước trong khối ASEAN được tổ chức 2 năm 1 lần từ 1995 đến nay, đoàn Việt Nam luôn đạt thành tích rất cao.
Ví dụ, năm 2014, cuộc thi tay nghề ASEAN lần thứ 10 với chủ đề "Kỹ năng nghề, giá trị đích thực của chúng ta", đoàn Việt Nam đoạt giải nhất với 15 huy chương vàng. Tiếp theo sau đó mới là Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Đây là lần thứ 3 đoàn Việt Nam đoạt giải nhất toàn đoàn với các năm là 2004, 2006 và 2014.
Song có một nghịch lý, dù chúng ta luôn vượt lên trên Singapore, Malaysia, Thái Lan tại các cuộc thi tay nghề, nhưng các số liệu trong một nghiên cứu của tổ chức ILO năm 2013 cho thấy, năng suất lao động của người Việt Nam kém người Singapore 15 lần, kém người Malaysia 5 lần và chỉ bằng 2/5 năng suất lao động khi so sánh với người Thái Lan.
ĐB Nguyễn Thanh Hải cho rằng, do giáo dục nghề nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động về tay nghề, kỹ năng mềm, cũng như cơ cấu đào tạo ngành nghề trình độ chưa hợp lý. Hơn nữa, chính sách để phát triển giáo dục nghề nghiệp chưa đủ mạnh, chưa sát với đặc điểm, tính chất của dạy nghề trong hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay.
Hơn nữa, thực tế rất nhiều vị trí làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc khối Nhà nước, mặc dù theo tiêu chuẩn quy định về năng lực, kỹ năng, bằng cấp đối với người lao động tại vị trí việc làm đó chỉ quy định ở mức trình độ trung cấp là có thể đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Nhưng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Nhà nước trong tuyển dụng luôn có xu hướng ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ cao hơn như cao đẳng, đại học, thậm chí là cao hơn nữa để làm tại vị trí công tác mà không cần đến trình độ này.
“Cá nhân tôi thấy xu hướng tuyển dụng của các cơ quan, Nhà nước, doanh nghiệp như vậy sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực lên chủ trương phân luồng, chủ trương khuyến khích học nghề của chúng ta. Gây ra một tâm lý lo lắng, thất vọng cho người dân khi đăng ký theo học hệ trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp. Đặc biệt những người theo học các hệ này luôn có tâm lý không yên tâm để trau dồi kỹ năng và luôn có tâm lý muốn học liên thông ở trình độ cao hơn với hy vọng tìm được việc làm”, ĐB Hải nói.
Nhiều ĐB cho rằng, vấn đề đặt ra là cần phải xây dựng những chính sách học nghề như thế nào để người dân phải tự giác học nghề, say sưa với học nghề, tương tự như với mục tiêu vào đại học hiện nay. Cùng với đó, cần phải tăng năng suất lao động. Vì vậy, cần bổ sung mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp một nội dung liên quan tới mục tiêu tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng lao động dịch vụ của người Việt Nam trong công tác giáo dục nghề nghiệp.
Thống nhất đầu mối quản lý
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi, giáo dục nghề nghiệp hiện đang bị phân tách thành hai bộ phận do hai Bộ thực hiện quản lý Nhà nước, trong đó Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý hệ thống dạy nghề gồm ba trình độ đào tạo sơ cấp nghề, trung cấp và cao đẳng nghề, Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý hệ thống trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng.
“Điều này không chỉ dẫn tới tình trạng phân tán, chồng chéo, chia cắt trong quản lý, chỉ đạo, điều hành chung; dàn trải, lãng phí trong đầu tư, phân bổ nguồn lực mà còn gây khó khăn trong tổ chức thực hiện đào tạo; trùng lặp về ngành nghề đào tạo; khác biệt trong xây dựng chương trình đào tạo dẫn tới khó khăn trong liên thông, công nhận kết quả học tập giữa các trình độ; vướng mắc trong việc chuẩn hóa các trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân để phù hợp với thông lệ quốc tế…”, Chủ nhiệm Thi cho biết.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định giáo dục nghề nghiệp sẽ gồm ba trình độ: Sơ cấp, trung cấp và cao đẳng. Đồng thời, đề nghị giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội làm đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp nhằm xác định rõ vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và tăng cường tính hiệu lực, hiệu quả thi hành Luật.
Một số ý kiến ĐB đề nghị, mở rộng phạm vi ngành nghề mà Nhà nước thực hiện đấu thầu, đặt hàng đào tạo; xem xét lại việc giao thẩm quyền cho các bộ, UBND tỉnh xác định việc đấu thầu, đặt hàng để bảo đảm chặt chẽ, thống nhất trong thực hiện.
Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc giới hạn phạm vi đấu thầu, đặt hàng đào tạo nghề nghiệp của Nhà nước là cần thiết nhằm tập trung nguồn lực, tránh đầu tư dàn trải, không bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Theo đó, việc đấu thầu, đặt hàng đào tạo của Nhà nước chỉ thực hiện đối với những ngành nghề đặc thù, mũi nhọn mà Nhà nước và xã hội cần nhưng khó thực hiện xã hội hóa nên Nhà nước cần hỗ trợ.
Theo quy định của Dự thảo Luật, các bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ xác định danh mục ngành nghề đặc thù, mũi nhọn mà thị trường có nhu cầu nhưng khó thực hiện xã hội hóa trong phạm vi ngành, địa phương mình. Còn việc đấu thầu, đặt hàng phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đấu thầu, đặt hàng dịch vụ công nên vẫn bảo đảm chặt chẽ, thống nhất trong thực hiện.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân