Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội: Cần kiên quyết kiểm soát nhập siêu

Thứ sáu, 21/10/2011 - 08:40

(Thanh tra) - Vấn đề nhập siêu, bội chi ngân sách Nhà nước, cân đối cán cân thanh toán quốc tế, vay và trả nợ nước ngoài được coi là những vấn đề « nóng » được đưa vào Báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, năm 2011 và năm 2012 của Uỷ ban Kinh tế (UBKT) của Quốc hội, do ông Nguyễn Văn Giàu trình bày.

Về nhập siêu, Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu cho rằng, bằng việc áp dụng nhiều giải pháp mạnh mẽ, tỷ lệ nhập siêu so với xuất khẩu đã giảm mạnh, từ mức 29,2% năm 2007 giảm xuống mức 28,8% năm 2008, xuống 22,5% năm 2009, 17,5% năm 2010 và khoảng 10%-11% năm 2011. Mặc dù tỷ lệ nhập siêu giảm mạnh trong 4 năm gần đây nhưng quy mô còn rất lớn là một trong những nguyên nhân gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Để thực hiện mục tiêu tiến tới cân bằng kim ngạch xuất, nhập khẩu trước năm 2020, trên cơ sở kết quả giảm tỷ lệ nhập siêu những năm qua, UBKT đề nghị cần kiên quyết kiểm soát nhập siêu theo hướng giảm dần cả tỷ lệ tương đối (%) lẫn số tuyệt đối hàng năm. Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với tăng cường kiểm soát nhập khẩu trong Kế hoạch 5 năm, cần tập trung triển khai phát triển công nghiệp hỗ trợ; quy định việc chi tiêu mua sắm, đầu tư công phải sử dụng những hàng hóa, thiết bị, máy móc đã sản xuất được trong nước và thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Về bội chi ngân sách nhà nước, Chính phủ đề nghị bội chi ngân sách nhà nước đến năm 2015 giảm xuống 4,5%GDP. Bội chi NSNN theo cách tính hiện nay bao gồm cả chi trả nợ gốc và không bao gồm các khoản chi từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo cách tính này thì bội chi năm 2010 là 5,53%. Nếu cộng cả vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện trong năm khoảng 51,6 nghìn tỷ đồng thì bội chi ngân sách khoảng 8,14%GDP. Nếu tính theo thông lệ quốc tế (không bao gồm tiền trả nợ gốc nhưng bao gồm các khoản chi ngoài dự toán) thì bội chi ngân sách năm 2010 khoảng 7%GDP. Theo Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu, mặc dù ngân sách nhà nước vẫn bảo đảm khả năng trả nợ đến hạn, nhưng mức bội chi ngân sách nhà nước đã tăng mạnh gần đây, do đó, cần có giải pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn gắn với khả năng trả nợ. Theo đó, UBKT đề nghị Chính phủ nghiên cứu trong thời gian tới tính bội chi ngân sách theo thông lệ quốc tế, năm 2015 phấn đấu giảm xuống dưới 4,5%GDP. 

Về cân đối cán cân thanh toán quốc tế, vay và trả nợ nước ngoài, dự báo 5 năm tới, cán cân thanh toán quốc tế tổng thể thặng dư 18 tỷ USD theo phương án 1 và 27 tỷ USD theo phương án 2. Quan điểm của UBKT nêu ra là, trong khi nền kinh tế còn nhập siêu cao việc dự báo, tính toán cán cân tổng thể thặng dư và tăng dự trữ ngoại hối lên 12-15 tuần nhập khẩu là cần thận trọng, có giải pháp cụ thể, khả thi. Do đó, UBKT cho rằng, nếu chấp nhận giảm mạnh nhập siêu thì cần có tính toán thật cụ thể về từng phương án để báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định.

Về vay và trả nợ nước ngoài, trước tình hình diễn biến phức tạp về nợ công của các nước, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đã cảnh báo các nước cần tăng cường quản lý trần nợ công dưới 60%GDP, thậm chí các nước đang phát triển dưới 40%GDP. Trong điều kiện nợ công nước ta cuối năm 2011 ước lên đến 58,9%GDP, tuy nhiên chưa thể giảm ngay để tránh ách tắc việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhất là việc triển khai các đột phá chiến lược và tiếp tục đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, hộ nghèo và các vùng thường xuyên bị thiên tai. UBKT nhất trí dư nợ công năm 2012 không quá 60%GDP, đến năm 2015 không quá 65%GDP, dư nợ của Chính phủ không quá 55%GDP, dư nợ quốc gia không quá 40%GDP. Tuy nhiên, UBKT cho rằng, việc sử dụng các nguồn vốn vay này cần phải được tính toán hết sức chặt chẽ, đầu tư phải mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội rộng lớn và xây dựng phương án giảm nợ công bắt đầu từ năm 2016.


Yến Thanh

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm