Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Uỷ ban Kinh tế: Chỉ chuyển tối đa 3 dự án PPP tuyến cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công

Hương Giang

Thứ hai, 01/06/2020 - 16:14

(Thanh tra) - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, nhiều ý kiến không nhất trí với lựa chọn chuyển đổi dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 và dự án Phan Thiết - Dầu Giây sang đầu tư công vì 2 dự án này có tiềm năng, khả thi nhất để thực hiện theo hình thức PPP.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: TN

Chiều ngày 1/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến (lần 2) về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.

Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ trên tuyến Bắc - Nam phía Đông có 11 dự án thành phần, trong đó 3 dự án thành phần đầu tư công và 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Chính phủ đề xuất 3 phương án

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng, trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể cho hay, trong 8 dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP, hiện dự án đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết không có nhà đầu tư.

7 dự án thành phần còn lại đều có từ 2 nhà đầu tư qua sơ tuyển, đáp ứng các yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm.

“Về nguyên tắc dự án có nhiều nhà đầu tư qua sơ tuyển sẽ có tỷ lệ đấu thầu thành công cao hơn”, Bộ trưởng nói.

Từ đó, Chính phủ đã xây dựng, trình 3 phương án điều chỉnh hình thức đầu tư.

Phương án ưu tiên số 1 là chuyển đổi sang đầu tư công toàn bộ 8 dự án. Tổng mức đầu tư khoảng 99.493 tỷ đồng, trong đó đã bố trí vốn 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung thêm vốn ngân sách Nhà nước thêm 44.493 tỷ đồng.

Phương án 2: Chuyển đổi sang đầu tư công 5 dự án, gồm: 4 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45, quốc lộ 45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu và Phan Thiết - Dầu Giây) và 01 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết); 3 dự án thành phần còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP.

Tổng mức đầu tư theo phương án 2 khoảng 100.250 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách khoảng 88.059 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung thêm 33.056 tỷ đồng), vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 12.194 tỷ đồng.

Phương án 3 chuyển đổi sang đầu tư công 3 dự án, gồm 2 dự án cấp bách (đoạn Mai Sơn - quốc lộ 45 và Phan Thiết - Dầu Giây) và 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết); 5 dự án thành phần còn lại tiếp tục đầu tư theo hình thức PPP.

Với phương án 3, tổng mức đầu tư khoảng 100.816 tỷ đồng, trong đó vốn vốn ngân sách khoảng 78.461 tỷ đồng (đã bố trí 55.000 tỷ đồng, cần bổ sung thêm 23.461 tỷ đồng), vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 22.355 tỷ đồng.

Hạn chế tác động tiêu cực đến nhà đầu tư khi huỷ kết quả sơ tuyển

Thẩm tra sơ bộ, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nêu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã kết luận không tán thành phương án 1 tại kết luận phiên họp thứ 45 (đợt 1).

Với phương án 2, Thường trực Ủy ban Kinh tế thấy rằng, “cũng không phù hợp” với các yêu cầu tại kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Còn phương án 3, trong cơ quan thẩm tra có nhiều loại ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí chỉ chuyển đổi tối đa 3 dự án thành phần đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) sang đầu tư công.

Theo đó, ngoài 1 dự án không có nhà đầu tư qua sơ tuyển (đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết) thì 2 dự án còn lại là dự án quốc lộ 45 - Nghi Sơn và dự án Nghi Sơn - Diễn Châu vì “có ít nhà đầu tư vượt qua vòng sơ tuyển” tổng vốn hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước cần bổ sung thấp (12.707 tỷ đồng) hoặc lựa chọn dự án Nha Trang - Cam Lâm và dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo vì có lưu lượng nhu cầu vận tải và tổng vốn ngân sách Nhà nước cần bổ sung  thấp nhất (9.574 tỷ đồng).

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho hay, nhiều ý kiến không nhất trí với việc lựa chọn dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 và dự án Phan Thiết - Dầu Giây mà Chính phủ đề xuất vì 2 dự án này có mức vốn nhà nước tham gia rất ít nhưng vẫn có từ 2 đến 3 nhà đầu tư qua vòng sơ tuyển.

Dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 và dự án Phan Thiết - Dầu Giây cũng là 2 dự án có lưu lượng nhu cầu vận tải cao nhất trong tổng số 8 dự án, nằm tại cửa ngõ các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, kết nối thuận tiện với các tuyến cao tốc hiện hữu, có thể phát huy hiệu quả ngay.

“Đặc biệt, dự án Phan Thiết - Dầu Giây có tính hấp dẫn rất cao khi thời gian thu phí chỉ 14,58 năm (thấp nhất trong 8 dự án). Nhiều ý kiến cho rằng, 2 dự án này có tiềm năng, khả thi nhất để thực hiện theo hình thức PPP”, ông Thanh cho hay.

Thường trực Uỷ ban Kinh tế cũng lưu ý, cần quan tâm hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực đến các nhà đầu tư đã qua vòng sơ tuyển khi phải hủy kết quả sơ tuyển để chuyển sang đầu tư 100% vốn đầu tư công.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm