Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 03/11/2020 - 11:28
(Thanh tra) - “Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công trong lõi rừng hay thủy điện cóc tiếp tục được duy trì hoạt động, thậm chí được cấp phép mới”, đại biểu (ĐB) Quốc hội (QH) Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) phát biểu khi tranh luận với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường.
ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang). Ảnh: CTV
QH dành ba ngày thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước được bắt đầu từ hôm nay 3/11.
Diện tích rừng 14,6 triệu ha là “cố gắng vượt bậc”
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường là vị tư lệnh ngành đầu tiên phát biểu giải trình.
Đề cập đến công tác bảo vệ rừng, Bộ trưởng Cường cho biết, đến nay tổng diện tích rừng là 14,6 triệu ha, trong đó rừng tự nhiên là 10,3 triệu ha, còn rừng trồng là 4,3 triệu ha.
“Đây là sự cố gắng vượt bậc của cả hệ thống chính trị và toàn dân vì năm 1990 Việt Nam chỉ có 9 triệu ha rừng, lúc đó hệ số che phủ chỉ 27%”, Tư lệnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói.
Ông Cường khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ luôn luôn có chính sách để bà con gắn bó với việc giữ rừng.
Đưa ra con số chứng minh, theo Bộ trưởng, trước đây, khoán 50 nghìn đồng/ha thì hiện đã nâng lên 250 nghìn đồng/ha. QH đã yêu cầu thời gian tới phải nâng lên 1 triệu đồng/ ha.
Cùng với đó, chính sách chi trả môi trường rừng, mỗi năm xã hội hóa 3.000 tỷ đồng. Tháng 10 vừa qua, Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã ký kết thỏa thuận cắt giảm phát thải carbon và giảm phá rừng.
Việt Nam dự kiến sẽ giảm phát thải 10,3 triệu tấn khí CO2 ở sáu tỉnh Bắc Trung Bộ gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế và qua đó nhận được 51,5 triệu USD.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, trong 30 năm phát triển rừng tự nhiên không thể phục hồi như ngày xưa. Bởi giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Mỹ đã rải 77 triệu lít thuốc hóa học, hủy hoại 2 triệu ha rừng miền Trung.
“Bây giờ phục hồi rừng tự nhiên cũng phải có thời gian từng bước”, ông Cường nói.
Phải có chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt
Tranh luận với Bộ trưởng, ĐB Nguyễn Lân Hiếu (đoàn An Giang) cho rằng, trên thực tế, rừng tự nhiên ngày càng bị xâm hại. Cạnh đó, bão lụt, sạt lở ngày càng để lại hậu quả nặng nề, năm nay hơn năm khác.
“Chúng ta hô hào trồng rừng nhưng vẫn cho phép những đại dự án khởi công trong lõi rừng hay thủy điện cóc tiếp tục được duy trì hoạt động, thậm chí được cấp phép mới”, ĐB Hiếu nói.
Theo ĐB, nếu không thay đổi, nhận thấy những sai lầm trong quá khứ thì “thảm họa sẽ xảy ra bất cứ lúc nào trên dải đất hình chữ S”.
“Việc này thật khó vì thay đổi trên văn bản, chỉ đạo, nghị quyết chúng ta đã làm nhưng thay đổi trong tư duy không dễ”, ĐB đoàn An Giang phát biểu và giải thích, vì mỗi người trong đầu vẫn quan niệm gỗ tự nhiên tốt hơn gỗ công nghiệp, khoe với khách đến nhà cầu thang, cái tủ, cái bàn làm từ giáng hương, lim, sến, táu rồi tự huyễn hoặc gỗ này được nhập từ nước khác, không phải từ phá rừng đặc dụng Việt Nam.
Vị ĐB này dẫn kinh nghiệm của Phillipines - quốc gia chịu nhiều bão nhất Đông Nam Á đã giữ rừng già còn hơn con ngươi của mắt mình.
“Họ biết đây là thành trì quan trọng nhất để giữ đất nước, con người trước sự giận dữ của thiên nhiên. Cơn bão số 10 đập vào rừng già, dãy núi của Philipines đã bị giảm cấp là một thí dụ rất rõ ràng”.
Nhấn mạnh bảo vệ môi trường phải thay đổi từ tư duy và bắt đầu từ giáo dục, song theo ĐB cho rằng, với cách giáo dục hiện nay, việc hình thành tư duy mạch lạc, năng động, hướng thiện vô cùng khó khăn.
“Một cháu bé vào lớp 1 với cuốn sách giáo khoa chưa học đã phải thay đổi, sửa chữa, đính chính. Một nền giáo dục loay hoay tìm triết lý sẽ tạo ra những sản phẩm định hướng không rõ ràng, chỉ biết cóp nhặt, a dua và không nói thật”, ông Hiếu nói.
Bão lụt chắc chắn sẽ còn xảy ra hàng năm vì là quy luật của thiên nhiên. Vì vậy, phải có chiến lược lâu dài để giảm hậu quả nặng nề của bão lụt.
ĐB đoàn An Giang còn đề nghị, cập nhật bản đồ sạt lở các tỉnh, TP trong cả nước, xây nhà chống lũ, trang thiết bị cứu hộ, cảnh báo lũ sớm hiệu quả hơn, hay sẵn những khu tập trung cho người dân tránh nạn khi lũ lụt.
"Có vậy thì người dân, nhất là người nghèo, yếu thế và lực lượng công an, quân đội tránh được tổn thất, hi sinh vô cùng đau xót", ĐB Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, hạn hán và xâm nhập mặn ở Tây Nam Bộ là thách thức nên Trung ương, QH, Chính phủ đã có nghị quyết mang tính bao trùm.
“Có một tin vui là chúng ta từ chỗ phát triển theo hướng khai thác, nặng về tự nhiên sang hướng thích ứng với tự nhiên”, ông Cường nói và cho biết, chúng ta có 1,8 triệu ha đất trồng lúa, trong 4 năm đã chuyển 400 nghìn ha sang trồng cây ăn quả, Vì thế, đã tăng sản lượng xuất khẩu ở chính khu vực này.
Tư lệnh ngành Nông nghiệp nhấn mạnh, để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu ở Tây Nam Bộ, chúng ta tái cơ cấu theo hướng thích ứng, phát triển thủy sản là ưu tiên nhất, cây ăn quả là thế mạnh, lúa gạo thì tái cơ cấu lại, đi theo từng vùng.
“Cùng với đó là đưa khoa học công nghệ, kết hợp với kinh nghiệm dân gian để theo đúng phương châm “Thủy Tinh dâng đến đâu, Sơn Tinh dâng đến đấy”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường ví von.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương