Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 12/12/2020 - 07:00
(Thanh tra) - Sáng nay (12/12) sẽ diễn ra hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) giai đoạn 2013-2020, nhất là từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng đến nay với sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: N.Bắc
Hội nghị sẽ đánh giá kết quả đạt được, những việc chưa làm được, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm, trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ PCTN trong thời gian tới.
“Điều đó thể hiện rõ quyết tâm chính trị rất cao của Đảng, Nhà nước đối với công tác PCTN; khẳng định công tác PCTN không dừng, không nghỉ, không chùng xuống, mà ngày càng quyết liệt, bài bản, đồng bộ, hiệu quả hơn như ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN”, Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học cho biết.
Phòng, chống tham nhũng “thành xu thế không thể cưỡng lại”
Thông tin khái quát về những kết quả đã đạt được trước khi hội nghị diễn ra, theo ông Nguyễn Thái Học, sau 8 năm thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN thuộc Bộ Chính trị, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh, đạt nhiều kết quả rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và nhân dân, để lại dấu ấn tốt, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, “đã thật sự trở thành phong trào quần chúng, thành xu thế không thể cưỡng lại”, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình, hưởng ứng, đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận.
Dự thảo báo cáo tổng kết công tác PCTN giai đoạn 2013-2020 cho thấy, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán được tăng cường, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh nhiều sai phạm, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng và bộ máy Nhà nước, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả công tác PCTN.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tập trung kiểm tra làm rõ, kết luận nhiều vi phạm nghiêm trọng, quyết định kỷ luật, đề nghị cơ quan có thẩm quyền kỷ luật nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, trong đó có cả những cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang, lãnh đạo chủ chốt các địa phương, đơn vị, cả đương chức và nghỉ hưu. Kỷ luật của Đảng đi trước, tạo tiền đề, mở đường cho kỷ luật của Nhà nước, kỷ luật của đoàn thể và xử lý hình sự.
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước đã tập trung hoàn thành kết luận thanh tra, kiểm toán, xử lý và kiến nghị xử lý nghiêm sai phạm tại nhiều dự án, vụ việc gây thất thoát, thua lỗ lớn, dư luận xã hội quan tâm.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng đã tập trung điều tra, truy tố, xét xử, chủ động giải quyết, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh tiến độ điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, kinh tế.
“Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, kể cả những vụ việc tồn đọng, kéo dài từ nhiều năm trước và các vụ án mà lâu nay được cho là “vùng cấm, nhạy cảm” đã được tập trung chỉ đạo điều tra, xử lý dứt điểm, nghiêm minh, với các mức án nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn.
Nhiều vụ án được mở rộng điều tra, đi sâu làm rõ bản chất chiếm đoạt, vụ lợi; kiên quyết xử lý nghiêm nhiều cán bộ cao cấp, cả đương chức và đã nghỉ hưu, cả tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang có vi phạm, thể hiện nhất quán quan điểm “nói đi đôi với làm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai””, Ban Nội chính Trung ương thông tin.
Khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”, tư tưởng “hạ cánh an toàn”
Một số khâu yếu, việc khó, có nhiều vướng mắc trong PCTN đã được tập trung tháo gỡ kịp thời và có chuyển biến tích cực.
Đặc biệt, đã nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án tham nhũng, kinh tế; tập trung chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh PCTN ở địa phương, cơ sở, khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; khắc phục tư tưởng “hạ cánh an toàn” trong xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm; truy bắt, xử lý các đối tượng phạm tội tham nhũng, sau đó bỏ trốn ra nước ngoài...
Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế - xã hội, PCTN, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị được đẩy mạnh, từng bước hình thành cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể tham nhũng”.
Công tác cán bộ từng bước đi vào nề nếp, ngày càng chặt chẽ, bảo đảm công khai, minh bạch, giúp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, đồng thời có tác dụng kiềm chế, ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền, tiêu cực, tham nhũng.
Công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tổ chức, hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhất là trong các lĩnh vực dễ xảy ra tiêu cực, tham nhũng có chuyển biến tích cực…
Ngoài ra, vai trò, trách nhiệm của các cơ quan và đại biểu dân cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong PCTN ngày càng phát huy hiệu quả thiết thực.
Nhiều bài học kinh nghiệm…
Trên cơ sở tổng kết thực tiễn trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện công tác PCTN của Đảng, Nhà nước, nhất là thực hiện những nội dung kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm.
Trong đó, PCTN phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài; khắc phục tư tưởng nóng vội, chủ quan hoặc trì trệ, cầm chừng, thiếu quyết liệt; gắn đấu tranh PCTN với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin của Nhân dân, xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính.
Phải biến quyết tâm chính trị thành hành động thực tế của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân, trước hết là người đứng đầu các cấp; thể hiện ở thái độ kiên quyết, kiên trì chống tham nhũng, tiêu cực. Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp ủy, tổ chức Đảng và người đứng đầu kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng thì ở đó tham nhũng ít xảy ra và ngược lại.
Bài học nữa là kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa, chủ động phát hiện, xử lý kịp thời, đồng bộ, nghiêm minh các hành vi tham nhũng, với nguyên tắc rõ đến đâu xử lý đến đó, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, rất nghiêm khắc, nhưng cũng rất nhân văn. Trong giai đoạn hiện nay, phòng ngừa là chính, cơ bản, lâu dài, phát hiện, xử lý là quan trọng, cấp bách.
Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế về xây dựng Đảng, quản lý kinh tế - xã hội, PCTN đồng bộ, thống nhất, khả thi và tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả; tăng cường kiểm soát quyền lực để PCTN..
Chú trọng phát huy vai trò nòng cốt của các cơ quan có chức năng tham mưu và trực tiếp PCTN. Chăm lo, xây dựng, quản lý, lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác PCTN có bản lĩnh vững vàng, có dũng khí đấu tranh, phải trung thực, liêm chính; đồng thời phải có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng….
Để tạo sự động thuận xã hội cao thì phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhân dân và toàn xã hội trong đấu tranh PCTN...
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền