Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 16/11/2020 - 15:33
(Thanh tra) - Hầu hết đại biểu (ĐB) Quốc hội không đồng tình với việc tách Luật Giao thông đường bộ thành 2 luật, chuyển việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an.
Từ đặt vấn đề “chúng ta làm luật cho ai và vì ai?”, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nêu rõ, Quốc hội làm luật “cho dân và vì dân”. Ông Nghĩa cho hay, qua tham khảo ý kiến của nhiều người dân, ông thấy không nên tách luật
Ngày 16/11, Quốc hội thảo luận về Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo trước khi thảo luận về Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Hai dự án luật trên được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ hiện hành. Và một trong những thay đổi lớn nhất của việc tách luật là chuyển thẩm quyền quản lý sát hạch, đào tạo cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an.
Tách luật thì trở nên “khô cứng và vô nghĩa”
Nêu ý kiến, ĐB Hoàng Đức Thắng (đoàn Quảng Trị) bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc tách luật.
Theo ông Thắng, bảo đảm an toàn giao thông là mục tiêu rất quan trọng của hoạt động giao thông đường bộ. Mức độ an toàn giao thông đều phụ thuộc và chịu tác động của 4 thành tố (kết cấu hạ tầng, phương tiện, người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông; quy tắc giao thông) chứ không riêng gì thành tố nào.
Trường hợp cả 2 bộ cùng quản lý theo cách dự án luật quy định sẽ có vụ việc xảy ra từ các thành tố tổng hợp thì “chắc chắn là không ai” phải chịu trách nhiệm.
“Nếu tách Luật Giao thông đường bộ thành hai luật sẽ phá vỡ kết cấu vốn đã hợp lý, logic trong hệ thống luật giao thông hay nói rộng ra là phá vỡ những quy chuẩn nền tảng thống nhất của cả hệ thống pháp luật nước nhà và sẽ tạo ra một tiền đề hết sức nguy hiểm cho công tác xây dựng pháp luật theo kiểu tùy nghi sau này”, ông Thắng nêu rõ.
Chung quan điểm, ĐB Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) nhận định, Chính phủ trình dự án luật này trong tình trạng “gấp rút”, nhất là chưa không thống nhất được việc tách Luật Giao thông đường bộ làm 2, nên trình 2 phương án để Quốc hội thảo luận.
“Tôi thấy có vẻ việc này Chính phủ làm cũng nửa vời khi để Quốc hội thảo luận”, ông Xuyền nói và cho rằng, Quốc hội không phải là cơ quan làm chính sách nên không thể "hiểu rõ đầu đuôi" câu chuyện để thảo luận một cách thấu đáo.
Theo ĐB Xuyền, Luật Giao thông đường bộ có phạm vi điều chỉnh là kết cấu hạ tầng, phương tiện giao thông đường bộ, người tham gia giao thông, quy tắc giao thông đường bộ. Đây là 4 thành tố thống nhất, gắn kết chặt chẽ, đảm bảo chất lượng an toàn giao thông đường bộ.
“Tách ra thì trở nên khô cứng và vô nghĩa”, ĐB Xuyền nói và khẳng định, việc tách luật sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy. Do đó, ông không đồng tình với việc tách luật.
“Chúng ta làm luật cho ai và vì ai?”
Vấn đề chuyển việc sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an nhiều ĐB cũng không đồng tình.
ĐB Thắng cho rằng, cần đánh giá tác động toàn diện, khách quan, khoa học chứ không đơn giản như báo cáo giải trình.
Nhấn mạnh việc chuyển thẩm quyền này là “chưa thuyết phục”, theo ĐB Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị), việc chuyển đổi này không phù hợp với chủ trương của Đảng. Hơn nữa, từ năm 1995 tới nay, ngành Giao thông Vận tải đang thực hiện tốt nhiệm vụ cấp giấy phép lái xe.
ĐB đoàn Quảng Trị còn lưu ý, hiện nay, ngành Giao thông Vận tải có 2.200 cán bộ công chức, viên chức đang nhận nhiệm vụ trong lĩnh vực này. Nếu chuyển sang Bộ Công an thì phải sắp xếp công việc cho lực lượng này, trong khi Bộ Công an phải bổ sung lực lượng để tiếp nhận công việc mới.
“Toàn bộ cơ sở vật chất giá trị hàng nghìn tỉ đồng của ngành Giao thông Vận tải có nguy cơ lãng phí trong khi Bộ Công an phải đầu tư trang thiết bị bổ sung, gây tốn kém ngân sách”, ĐB Sinh phân tích.
Ông Sinh cũng cho rằng, thực tế hiện nay tất cả các văn bản giấy tờ đều có thể làm giả, thậm chí cả tiền giả, vậy thì giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu, hộ chiếu, chứng minh thư cũng không ngoại lệ.
“Nếu như cứ xuất hiện giấy tờ giả, tiền giả đang thuộc trách nhiệm quản lý của cơ quan này mà lại chuyển sang trách nhiệm của cơ quan quản lý khác thì rất không hợp lý, gây rối xã hội”, ông nói.
Từ đặt vấn đề “chúng ta làm luật cho ai và vì ai?”, ĐB Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) nêu rõ, Quốc hội làm luật “cho dân và vì dân”. Ông Nghĩa cho hay, qua tham khảo ý kiến của nhiều người dân, ông thấy không nên tách luật.
“An toàn giao thông bao gồm cả phương tiện, công cụ, các quy tắc điều chỉnh hành vi giao thông. Một trong những mục đích của Luật Giao thông đường bộ và nội dung cơ bản của nó chính là để an toàn giao thông đường bộ, vậy chúng ta tách ra làm gì?”, ông Nghĩa nêu, với người dân thì dùng một bộ luật tiện lợi hơn rất nhiều.
ĐB đoàn TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, ông nhận được kiến nghị chính thức của Hiệp hội Vận tải ô tô đường bộ Việt Nam và Hiệp hội Vận tải ô tô đường bộ TP Hồ Chí Minh đề nghị không nên tách thành luật, đặc biệt không nên chuyển việc cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an vì sẽ gây ra rất nhiều xáo trộn, tốn kém không cần thiết.
“Tôi đi taxi nhiều, tôi hỏi mấy ông taxi thì không thấy ông taxi nào đồng ý chuyển cấp giấy phép lái xe sang Bộ Công an”, ĐB Nghĩa nói và cho rằng, không nên giao thêm cho lực lượng vũ trang những công việc mà các bộ không phải là lực lượng vũ trang có thể đảm trách.
Ông Nghĩa cũng đề nghị Chính phủ có biện pháp chấn chỉnh những yếu kém trong việc quản lý giao thông đường bộ nói chung và quản lý cấp giấy phép lái xe hiện do Bộ Giao thông đảm trách.
Tiếp thu các ý kiến, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói, chiều nay, Quốc hội sẽ thảo luận về Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. “Tôi nghĩ rằng chiều nay thành viên Chính phủ sẽ giải trình với Quốc hội một cách kỹ lưỡng hơn về lý do xin tách luật”, Bộ trưởng Thể nhấn mạnh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền