Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 16/03/2021 - 14:16
(Thanh tra) - Theo đánh giá của nhiều lãnh đạo bộ, ngành, doanh nghiệp, Tổ Công tác của Thủ tướng làm việc quyết liệt, truyền tinh thần cải cách, đổi mới và không ngại va chạm.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng, kiểm tra hoạt động của bộ phận một cửa tại UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Nhật Bắc
Sáng 16/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết 5 năm hoạt động của Tổ Công tác của Thủ tướng.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ Công tác nhấn mạnh Tổ Công tác là sáng kiến của Thủ tướng, là một mô hình thiết chế thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng, lần đầu tiên được thành lập.
Mô hình, tư tưởng đổi mới sẽ tiếp tục lan tỏa
Ghi nhận những kết quả đạt được trong 5 năm qua, theo nhận định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, Tổ Công tác của Thủ tướng đã không ngại va chạm, phối hợp chặt chẽ với tất cả bộ, ngành, địa phương để thực hiện mục tiêu xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động.
Tổ Công tác cũng truyền đi tinh thần cải cách và đổi mới tới các bộ, ngành; quyết liệt cắt giảm điều kiện kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Dẫn chứng Nghị quyết 38 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm từng gây nhiều khó khăn cho cả doanh nghiệp và các cơ quan quản lý Nhà nước với “rừng thủ tục”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, qua các cuộc làm việc với Tổ Công tác, Bộ đã xây dựng nghị định thay đổi căn bản cách quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, nâng cao chất lượng, vai trò của doanh nghiệp, cắt giảm nhiều thủ tục…
“Tổ Công tác làm việc rất hiệu quả. Chúng tôi mong mô hình, tư tưởng đổi mới sẽ tiếp tục được lan tỏa”, ông Long nói.
Nhắc đến vai trò Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng của Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FPT cho rằng “việc của Bộ trưởng là việc chẳng ai thích là vì nó va chạm”.
Ông đánh giá cách giải quyết công việc của Tổ Công tác là sự hy sinh cá nhân, vì không phải ai cũng dám phê bình lãnh đạo một cách thẳng thắn.
“Tôi đi cùng Bộ trưởng xuống kiểm tra Hải quan Hải Phòng, Bộ trưởng ngồi ngay vào máy tính thì thấy hệ thống tắc vì chưa kịp đầu tư hạ tầng. Sau đó Bộ trưởng ngồi họp ngay, đưa ra quyết sách tại chỗ”, ông Bình kể lại.
Theo ông Bình, nhờ hành động quyết liệt của Chính phủ, Việt Nam đã tăng trưởng một cách ngoạn mục, niềm tin đang không ngừng được thiết lập.
Ông Mai Xuân Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan cũng nhận định Tổ Công tác đã góp phần tạo đột phá, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong hệ thống hành chính Nhà nước.
Ông nhắc lại việc Tổ Công tác của Thủ tướng xuống kiểm tra Cảng Hải Phòng để đôn đốc, kịp thời giải quyết hơn 24.000 container phế liệu nhậu khẩu tồn đọng.
“Việc làm của Tổ Công tác đã chấn chỉnh tình trạng nhập khẩu ồ ạt, ngăn chặn Việt Nam trở thành bãi rác của thế giới và sử dụng phế liệu có mục đích”, ông Thành nói.
Đặc biệt, Tổ Công tác đã đôn đốc, kiểm tra, xử lý tiêu cực trong ngành hải quan. Nhờ đó, Tổng cục Hải quan thời gian qua đã xử lý 21 vụ với 22 trường hợp vi phạm, ban hành quy chế hoạt động công vụ với hàng loạt hành vi công chức không được làm.
Lắng nghe chia sẻ này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc nhở nhiều tiêu cực trong ngành Hải quan và lưu ý “đừng để tiếng kêu về ngành Hải quan ảnh hưởng đến các mặt tích cực chung”.
Hơn 300 nhiệm vụ cụ thể được báo cáo, kiến nghị
Báo cáo tóm tắt kết quả 5 năm hoạt động của Tổ Công tác, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhìn nhận Tổ Công tác hoạt động thực chất, quyết liệt, đổi mới về phương pháp, đảm bảo tất cả nhiệm vụ được giao thực hiện đầy đủ, nghiêm túc, hướng tới chấm dứt tình trạng “bắn chỉ thiên” như Thủ tướng quán triệt.
“Qua 5 năm, Tổ Công tác đã tạo được những dấu ấn nổi bật cả về phương pháp, cách thức cũng như kết quả đạt được trong hoạt động; bám sát các ưu tiên, trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành”, ông Dũng nói.
Ông cho biết sau mỗi cuộc kiểm tra, Tổ Công tác đều có báo cáo, kiến nghị gửi Chính phủ, Thủ tướng về tình hình và những biện pháp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn.
“Tổng cộng có hơn 300 nhiệm vụ cụ thể đã được Tổ Công tác báo cáo, kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng để giao các bộ, cơ quan, địa phương thực hiện”, Tổ trưởng Tổ Công tác thông tin.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Tổ Công tác đã tiến hành 104 cuộc kiểm tra với hàng trăm lượt làm việc với 80 bộ, cơ quan, địa phương; tổ chức 16 buổi làm việc với các hiệp hội để lắng nghe phản hồi chính sách, những khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Mỗi năm, hoạt động của Tổ Công tác đều có những thông điệp cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, hoạt động của Tổ Công tác vừa có tác động lan tỏa mạnh mẽ; vừa tạo áp lực, thúc đẩy các cơ quan, địa phương quyết liệt hơn, ý thức trách nhiệm cao hơn trong thực thi nhiệm vụ.
Một trong những kinh nghiệm được Tổ trưởng Tổ Công tác nêu tại hội nghị là phải phát huy mạnh mẽ, hiệu quả vai trò người đứng đầu, trong đó có Tổ trưởng Tổ Công tác, từng thành viên Tổ Công tác và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được kiểm tra. Làm việc quyết liệt, công tâm, trách nhiệm, không né tránh, ngại va chạm; tất cả vì công việc và đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Khẳng định phát triển ngành công nghiệp bán dẫn là đòi hỏi tất yếu, là đột phá chiến lược, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quyết tâm phát triển bằng được ngành này.
Hương Giang
16:17 14/12/2024(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên
Hương Giang
Nam Dũng
Trần Quý
Lê Hữu Chính
Trần Quý