Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tình trạng hối lộ vẫn phổ biến

Thứ tư, 15/05/2013 - 10:03

(Thanh tra) - Kết quả khảo sát gần 14.000 người dân ở 63 tỉnh, thành về chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2012 cho thấy: Tình trạng hối lộ vẫn phổ biến và gia tăng trong khu vực công.

Khảo sát này do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển và Hỗ trợ cộng đồng cùng với Mặt trận Tổ quốc Viêt Nam và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện được công bố vào ngày 14/5.

Theo kết quả khảo sát, phải hối lộ mới xin được việc làm trong khu vực Nhà nước. Số người được hỏi đồng đồng tình với nhận định này tăng lên gần 50% so với tỉ lệ năm 2011 (tăng từ 29% lên 44%).

Người dân tham gia khảo sát cũng cho rằng, để xin việc trong cơ quan Nhà nước, việc quen biết với người có chức, có quyền quan trọng hơn so với năng lực tự thân.

Số người đồng tình với việc phải hối lộ mới được chăm sóc y tế và xin được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng tăng với tỉ lệ tương đương, từ 31% lên 42% đối với chăm sóc y tế và từ 21% lên 32% đối với chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
Trong lĩnh vực quản lý đất đai, cứ 10 người thì có đến 8 người không biết đến kế hoạch sử dụng đất ở địa bàn xã/phường/thị trấn của mình. Việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề và có điểm số thấp nhất trong 4 loại thủ tục hành chính được đo lường. "Nếu tính mức cận dưới, gần 20% số người đã làm thủ tục giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho biết họ đã phải chi "lót tay" khoảng 123.000 đồng cho 1 lần làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu tính theo mức cận trên, có tới gần 60% số người cho biết họ phải chi thêm tới 818.000 đồng, ngoài các chi phí chính thức", đại diện UNDP cho biết.

Phân tích của nhóm nghiên cứu cho thấy, 1 số lượng lớn các vụ tham nhũng chưa được phản ánh đầy đủ, do cái giá phải trả của việc tố giác quá lớn, hoặc do người dân chưa tin tưởng vào hệ thống pháp luật phòng, chống tham nhũng hiện hành. Điều này cho thấy trong nhiều trường hợp, người dân chấp nhận đưa hối lộ là cần thiết để lách những thủ tục hành chính rườm rà.

Mức độ hài lòng của những người đánh giá công chức "không thạo việc" giảm 65% khi họ làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Với những người đã từng bị công chức đối xử thiếu tôn trọng, mức độ hài lòng với dịch vụ hành chính giảm 62% so với mức độ hài lòng của những người được đối xử tôn trọng hơn.

Nhìn từ góc độc tích cực, người dân đánh giá năm 2012 có một chút cải thiện so với năm 2011 trong lĩnh vực quản trị và dịch vụ công. Dấu hiệu tích cực được ghi nhận ở 4 trong 6 trục nội dung bao gồm: Kiểm soát tham nhũng; công khai, minh bạch; cung ứng dịch vụ công; và trách nhiệm giải trình với người dân. Điểm trung vị ở mỗi trục nội dung có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2012 so với năm 2011.

Người dân mong muốn trách nhiệm giải trình và kiểm soát tham nhũng được đẩy mạnh, đồng thời dịch vụ hành chính và dịch vụ công được cải thiện hơn.

Bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, nhấn mạnh: “Người dân có điều kiện kinh tế tốt hơn và có trình độ học vấn cao hơn thường đòi hỏi Nhà nước cung cấp dịch vụ hành chính hiệu quả hơn, chất lượng hơn, ít quan liêu hơn và đặc biệt không còn tham nhũng. Trong quá trình chuyển đổi hướng tới xã hội thịnh vượng, dân chủ với nền kinh tế thị trường vững mạnh, hệ thống hành chính Nhà nước của Việt Nam giữ vai trò then chốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chỉ tăng trưởng kinh tế thì không thể đạt được mục tiêu của công cuộc này”.
 

Hồng Hà

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm