Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 12/05/2015 - 10:51
(Thanh tra) - Sau nhiều năm thực hiện tinh giản biên chế, số cán bộ, công chức (CBCC) không giảm mà lại tăng thêm. Làm thế nào để biên chế không “phình” lên sau mỗi lần tinh giản? Trong số 2,8 triệu CBCC viên chức (VC) đang làm việc có chọn được những nhân tố tốt, loại bỏ tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về?
Cuộc “đại phẫu” biên chế nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ. Ảnh minh họa: Thảo Nguyên
Dư luận đang dành nhiều sự quan tâm đến Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC. Nghị quyết xác định rõ, nhiệm vụ tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn tổ chức các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội; bảo đảm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị.
“Đại phẫu” biên chế
Những năm qua, quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC được thực hiện công khai, dân chủ; nhiều CBCCVC không đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe, phẩm chất được đưa ra khỏi bộ máy Nhà nước.
Tuy nhiên, hiệu quả công tác tinh giản biên chế còn hạn chế, tổng số biên chế có xu hướng tăng lên. Công bố của Bộ Nội vụ cho thấy, sau 10 năm thực hiện tinh giản biên chế, số lượng biên chế lại tăng thêm khoảng 20%. Hiện cả nước có khoảng 2,8 triệu CBCC hưởng lương, phục cấp từ ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó, công tác đánh giá, phân loại CBCCVC vẫn là khâu yếu…
Xuất phát từ thực tiễn trên, Nghị quyết 39 đề ra nhiều biện pháp, giải pháp, quyết tâm không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị; giữ ổn định biên chế của các tổ chức xã hội, xã hội - nghề nghiệp đến hết năm 2016. Từ năm 2017, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập phải xây dựng kế hoạch tinh giản biên chế trong 7 năm (2015 - 2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện.
Trong đó, phải xác định tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ tuyển dụng CBCCVC mới không quá 50% số biên chế CBCCVC đã thực hiện tinh giản biên chế và không quá 50% số biên chế CBCCVC đã giải quyết chế độ nghỉ hưu hoặc thôi việc theo quy định.
Biên chế không giảm, xử người đứng đầu
Các chuyên gia nhận định, việc ban hành Nghị quyết số 39 là rất cần thiết, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC, thu hút những người có đức, có tài vào hoạt động công vụ, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị, tiết kiệm, giảm chi ngân sách. Nhưng đây cũng là công tác khó khăn, nhiều thách thức, không phải nói là làm được ngay nên cần có sự quyết tâm, sự đồng lòng từ Trung ương đến cơ sở.
Vấn đề đặt ra là phải chú trọng công tác kiểm tra, giám sát; đề cao trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan, tổ chức mới không lặp lại quy trình ngược “càng giảm, càng tăng biên chế”. Nghị quyết 39 nêu rõ: “Nếu địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện được tỉ lệ tinh giản biên chế theo kế hoạch đã được phê duyệt hằng năm thì phải xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu theo quy định của Đảng, Nhà nước”.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết, tới đây, Bộ sẽ triển khai một loạt giải pháp quyết liệt, đồng bộ để thực hiện có hiệu quả việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức. Theo đó, sẽ đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý biên chế theo hướng tập trung, thống nhất, đẩy mạnh và hoàn thành việc xác định vị trí việc làm để trên cơ sở đó, bố trí số biên chế hợp lý cho từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Cùng với đó, tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ để sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy; xây dựng, cơ cấu đội ngũ CBCCVC theo vị trí việc làm và trình độ đào tạo một cách hợp lý. “Phải đẩy mạnh giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập; tiến hành xã hội hóa một số lĩnh vực nhiệm vụ công, xem đây là khâu đột phá quan trọng. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CBCCVC”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh.
Đảng, Nhà nước nhận thức rõ tinh giản biên chế là việc làm cấp bách. Người dân kỳ vọng cuộc “đại phẫu” lần này sẽ kiện toàn được tổ chức bộ máy và thực hiện hiệu quả tinh giản biên chế để không tạo thêm gánh nặng ngân sách, cản trở cải cách hành chính, cải cách công vụ và cải cách tiền lương.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại kỳ họp thứ 52, Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét kết quả kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập của các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại 3 tỉnh, thành: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Hương Giang
17:21 11/12/2024(Thanh tra) - Phụ cấp xét xử cho hội thẩm tăng 90.000 lên 900.000 đồng/ngày từ 1/7/2025, theo Pháp lệnh Chi phí Tố tụng được thông qua.
Hương Giang
17:08 11/12/2024Hải Hà
15:38 11/12/2024Chính Bình
15:26 11/12/2024Trung Hà
14:53 11/12/2024Bùi Bình
14:35 11/12/2024Hương Trà
Trần Kiên
Cảnh Nhật
Trần Quý
Văn Thanh
N. Phó - L. Bằng
Hương Giang
Hải Hà
Hương Giang
TC
Hải Hà
Trung Hà