Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiết kiệm 700.000 tỷ đồng, Thủ tướng yêu cầu triển khai tốt việc tăng lương

Hương Giang

Thứ bảy, 06/07/2024 - 17:21

(Thanh tra) - Cho hay những năm qua, chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 700.000 tỷ đồng để thực hiện tăng lương từ ngày 1/7, Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện tốt việc này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện tốt việc tăng lương từ 1/7. Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Chỉ đạo này được Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ khi phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 và hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương, ngày 6/7.

Phấn đấu tăng trưởng quý III từ 6,5-7%

Theo đánh giá của người đứng đầu Chính phủ, 6 tháng đầu năm, nền kinh tế đã phục hồi trở lại như trước đại dịch Covid-19 và tiếp tục xu hướng tích cực.

Ông biểu dương một số địa phương có GRDP 6 tháng tăng mạnh như: Bắc Giang tăng 14,14%; Khánh Hoà tăng 12,73%; Thanh Hoá tăng 11,49%; Hà Nam tăng 10,35%; Hải Phòng tăng 10,32%; Trà Vinh tăng 10,27%; Hải Dương tăng 10%

Bên cạnh những thành quả tích cực, cơ bản, Thủ tướng chỉ rõ những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức như tăng trưởng kinh tế ở một số địa phương còn thấp; trong đó một số đầu tàu kinh tế có tốc độ tăng trưởng thấp hơn bình quân chung.

Cùng với đó, nợ xấu có xu hướng tăng, vướng mắc liên quan thị trường bất động sản chậm được giải quyết; nắng nóng, hạn hán nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Nêu nguyên nhân, theo Thủ tướng, có phần chủ quan do kỷ luật, kỷ cương có lúc, có nơi chưa nghiêm; phân cấp, phân quyền trong một số lĩnh vực, một số cơ quan, địa phương còn vướng mắc; một bộ phận cán bộ, công chức né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm…

Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu phấn đấu đạt tăng trưởng GDP 6,5-7% trong quý III, sau đó xác định mục tiêu phù hợp trong quý IV.

Ông cũng lưu ý giữ lạm phát ở mức dưới 4,5%, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và có thặng dư, bảo đảm an ninh tài chính - tiền tệ quốc gia.

Điều chuyển 29,9 nghìn tỷ vốn đầu tư công chưa phân bổ chi tiết

Chỉ rõ các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng quán triệt tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Thủ tướng yêu cầu kiên quyết không để thiếu điện. Ảnh: N.Bắc

Chính sách tài khóa được điều hành mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, cần lưu ý giảm mặt bằng lãi suất cho vay, chi phí vay để hỗ trợ sản xuất kinh doanh; bảo đảm cung ứng đủ vốn tín dụng, tăng tiếp cận vốn tín dụng.

Đặc biệt, Thủ tướng nêu rõ, phải giữ vững ổn định thị trường ngoại tệ, thị trường vàng; bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng; kiên quyết không để thiếu điện.

Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng chỉ đạo kiên quyết điều chuyển 29.900 tỷ đồng vốn đầu tư công chưa phân bổ chi tiết; tháo gỡ khó khăn giải ngân vốn ODA; phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch được giao.

Đi kèm với đó, cần tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng trọng điểm; tổ chức tốt Chương trình thi đua 500 ngày nỗ lực cố gắng hoàn thành các dự án đường bộ cao tốc để có hệ thống đường cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau.

“Không bàn lùi, chỉ bàn làm, đã làm là có sản phẩm”

Trong nhiệm vụ chú trọng các lĩnh vực văn hoá, xã hội, môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng cho biết những năm qua, chúng ta đã tiết kiệm được khoảng 700.000 tỷ đồng để tăng lương từ ngày 1/7. Ông yêu cầu triển khai tốt việc này.

Nhiệm vụ nữa là củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Thủ tướng lưu ý tăng cường trấn áp các loại tội phạm, đặc biệt là tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao; phòng, chống cháy nổ.

Các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nhiệm vụ với tinh thần "không bàn lùi, chỉ bàn làm, đã làm là có sản phẩm, hiệu quả cụ thể". Ảnh: N.Bắc

Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan cần tích cực, chủ động thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo yêu cầu của Thủ tướng.

Trong đó, ông chỉ đạo tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược.

Cụ thể, về thể chế cần rà soát, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý. Về đầu tư công, tập trung cho hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng điện, hạ tầng số, lấy đầu tư công dẫn dắt, kích hoạt đầu tư tư. Về nhân lực, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhất là cho các lĩnh vực mới nổi, giá trị gia tăng cao.

“Không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm”, “không bàn lùi, chỉ bàn làm, đã làm là có sản phẩm, hiệu quả cụ thể”, Thủ tướng nêu rõ.

Nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế tiếp tục đánh giá cao kết quả và triển vọng của kinh tế Việt Nam.

Trong đó, ADB, Standard Chartered, HSBC dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam khoảng 6%. IMF đánh giá Việt Nam là đại diện Đông Nam Á duy nhất lọt vào top 10 với dự báo tăng trưởng 6,4% giai đoạn 2024-2029.

Xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 12 bậc; chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu xếp hạng tăng 2 bậc; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng 8 bậc; hỉ số hạnh phúc năm 2024 tăng 11 bậc… 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Hương Giang

10:49 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm